KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY TRỒNG by Mind Map: KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

1. Giá trị của cây xoài

1.1. Giá trị dinh dưỡng: Quả xoài chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, có 11 – 12% đường, trong 100g thịt quả cung cấp 70 cal, có nhiều VTM A, B2 , C, ngoài ra còn chứa các nguyên tố khoáng K, Ca, P … - Giá trị kinh tế: Xoài trồng lấy gỗ, quả cho kinh tế khá cao, lấy bóng mát, chống xói mòn

2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

2.1. Kỹ thuật trồng xoài và cách chăm sóc cây xoài 1. Điều kiện môi trường giúp cây xoài phát triển tốt Yêu cầu về đất trồng Các loại đất phù hợp để trồng xoài bao gồm đất pha cát, đất đỏ bazan, đất vàng, đất phù sa, đất feralit, đất xám,… Trong đó, đất pha cát là loại đất có thể đem đến hiệu quả tốt nhất. Ở những khu vực trồng xoài, lớp đất canh tác phải có độ dày tối thiểu là 1.5m. Các mạch nước ngầm nên cách mặt trên 2.5m. Độ pH của đất nên được duy trì trong khoảng 5.5 – 7.0, nếu độ pH nằm ngoài khoảng này thì cần tiến hành các biện pháp cải tạo phù hợp trước khi trồng xoài. Thời tiết – Mùa vụ trồng xoài Vì xoài là giống cây nhiệt đới nên phát triển tốt ở mức nhiệt cao, có khả năng chịu nhiệt lên đến 40 – 45oC tùy giống. Tuy nhiên, nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự phát triển của xoài là khoảng 23 – 28oC. Nên tránh việc trồng xoài ở những vùng mưa nhiều, thời tiết lạnh quanh năm, hoặc bắt đầu mùa vụ vào đúng thời điểm thời tiết diễn biến cực đoan như sương muối, rét đậm, rét hạn.

3. Yêu cầu ngoại cảnh

3.1. -Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho xoài sinh trưởng và phát triển là: 24 – 260C. Giới hạn chịu đựng của xoài 2 – 450C. - Lượng mưa: Có thể trồng xoài ở vùng có lượng mưa 1200 – 1500 mm/năm, nếu lượng mưa lớn hơn 1500 mm thân và lá phát triển, ra hoa ít dễ bị sâu bệnh. Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng cần có điều kiện hạn, nếu mưa nhiều năm sau sẽ ít ra hoa. -Ánh sáng: Xoài là loài ưa sáng, thiếu ánh sáng tỉ lệ đậu quả thấp, phân hoá mầm non kém -Đất đai: Có thể trồng trên nhiều loại đất, yêu cầu phải có tầng đất dày với pH thích hợp 5,5 – 7,5. Vùng đất thấp hạ mực nước ngầm

4. Đặc điểm hình thái

4.1. 1, Bộ rễ: Rễ xoài ăn sâu, tập trung ở tầng đất 0 – 50cm, rễ hút tập trung tầng 2m, tầng 1,2m 2, Thân, tán cây: Thân gỗ, sinh trưởng khoẻ, càng to thì chiều cao càng lớn, có thể cao trên 10 – 12m, tán có thể có đường kính bằng hoặc lớn hơn chiều cao 3. Lá và cành: - Lá mọc ra từ các chồi, mọc đối xứng từng chùm 7 – 12 lá, tuỳ thuộc vào loài mà có chiều dài, màu sắc, rộng lá khác nhau - Một năm thường ra 3 - 4 đợt lộc. 4. Hoa: Hoa ra ở ngọn có 2 loại: hoa lưỡng tính và hoa đực. Hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu thấp vì - Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhuỵ ngắn 2 – 3 giờ - Thời gian chín của nhuỵ sớm hơn thời gian hoa đực thụ phấn - Nếu thời gian ra hoa gặp nhiệt độ thấp, mưa, độ ẩm không khí cao … làm cho quá trình thụ phấn, đậu quả … thấp 5. Quả và hạt: Quả có 1 hạt đa phôi, quả hình thành sau khi thụ tinh xong và phát triển đến lúc chín khoảng 3-3,5 tháng

5. Một số giống xoài

5.1. Xoài cát chu, xoài Úc, xoài bao tử, xoài tượng, xoài thanh ca , xoài keo .....

6. Thu hoạch, bảo quản

6.1. -Thu hoạch: Cây trồng bằng cách gieo hạt thì 4 năm thu quả, cây trồng bằng phương pháp ghép thì sau 3 năm. Khi thấy quả có vỏ màu vàng da cam, có mùi thơm. -Bảo quản: Để quả nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thấp để đưa quả đến nơi tiêu thụ, chế biến. Sử dụng các chất bảo quản đúng hàm lượng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,tránh gãy ô nhiễm môi trường xung quanh