Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ĐỒNG CHÍ by Mind Map: ĐỒNG CHÍ

1. BỐ CỤC

1.1. Luận điểm 1: Phần 1: 7 câu đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí

1.2. Luận điểm 2: Phần 2: 10 câu tiếp: những biểu hiện của tình đồng chí

1.3. Luận điểm 3: Phần 3: 3 câu cuối: bức tranh đẹp về người lính

2. PHÂN TÍCH

2.1. P1: 2 câu đầu

2.1.1. Câu thơ sóng đôi; đôi ứng nhau

2.1.2. Thành ngữ "Nước mặn đồng chua" "Đất cày lên sỏi đá"

2.1.3. Là những người nông dân ra đi từ những miền quê nghèo khổ

2.1.4. => Cơ sở 1: Tương đồng về cảnh ngộ xuất thân

2.2. P1: 4 câu thơ tiếp

2.2.1. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc

2.2.2. Điệp từ: "súng" ; "đầu"

2.2.3. Ẩn dụ: - Súng: nhiệm vụ của người lính - Đầu: chung ý chí, lí tưởng

2.2.4. Cơ sở 2: Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng

2.2.5. Tiểu đối: "anh"-"tôi"

2.2.6. => Cơ sở 3: Sẵn sàng chia sẻ khó khăn, gian khổ

2.2.7. Tiến trình hình thành tình đồng chí: Xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ -> đồng chí

2.3. P1: Câu cuối

2.3.1. Câu đặc biệt - "Đồng chí !"

2.4. P2: 3 câu đầu

2.4.1. Gia cảnh người lính

2.4.1.1. nghèo khổ, gian khó

2.4.1.2. trống vắng, neo người

2.4.1.3. => Biểu hiện 1: thấu hiểu gia cảnh của nhau - 3 câu đầu

2.4.2. Tâm tư người lính

2.4.2.1. Từ "mặc kệ" : sự quyết tâm, dứt khoát, bỏ lại khó khăn nơi quê nhà

2.4.2.2. Hoán dụ: - "Giếng nước gốc đa" : quê hương, quê nhà Nhân hóa: - "Nhớ" : quê hương biết nhớ => Hình bóng quê nhà luôn hiện hữu không phai

2.4.2.3. => Biểu hiện 2: đồng cảm nỗi niềm,nỗi lòng, khó khăn của nhau - 6 câu giữa

2.5. P2: 7 câu tiếp theo

2.5.1. Cùng chịu đựng gian lao của đời lính

2.5.1.1. Bị hành hạ bởi cơn sốt rét rừng : "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh - Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi"

2.5.1.2. Trải qua những khó khăn, thiếu thốn : " Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày"

2.5.1.3. => Biểu hiện 3: sự yêu thương, gắn bó, chia sẻ hơi ấm với nhau - câu cuối

2.6. P3: 3 câu cuối

2.6.1. Hoàn cảnh

2.6.1.1. Thời gian: đêm khuya - "đêm nay"

2.6.1.2. Không gian: trong rừng - "rừng hoang"

2.6.1.3. Thời tiết: khắc nghiệt - "sương muối"

2.6.1.4. => gợi sự heo hút, khắc nghiệt

2.6.2. Hình ảnh người lính

2.6.2.1. Đoàn kết, kề vai sát cánh trong mọi hoàn cảnh - "Đứng cạnh bên nhau"

2.6.2.2. Bình thản, sự chủ động, tự tin chiến đấu - "chờ giặc tới"

2.6.3. Ý nghĩa biểu tượng

2.6.3.1. "Đầu súng trăng treo" - một hình ảnh đẹp

2.6.3.2. Súng: chiến sĩ - Trăng: thi sĩ

2.6.3.3. Súng: gần - Trăng: xa

2.6.3.4. Súng: ý chí chiến đấu - Trăng: khát vọng hòa bình

2.6.3.5. Súng: hiện thực khốc liệt - Trăng: tâm hồn lãng mạn

3. TÁC GIẢ

3.1. Chính Hữu

3.2. 1926-2007

3.3. Hà Tĩnh

3.4. Thơ giản dị, mộc mạc; hình ảnh thơ cô động dồn lên cảm xúc

3.5. Hay viết thơ về người lính và chiến tranh, bắt đầu làm thơ từ 1947

3.6. Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

4. TÁC PHẨM

4.1. 1948

4.2. Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công qui mô lớn của Pháp

4.3. Là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chông Pháp (1946-1954)

4.4. Thể thơ: Tự do

5. Tổng kết

5.1. Nội dung

5.1.1. Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng

5.2. Nghệ thuật

5.2.1. Chi tiết, hình ảnh, ngôn từ giản dị, cô đọng, chân thực, giàu biểu cảm

5.2.2. Sử dụng nhiều BPNT: nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tiểu đối, điệp từ

5.2.3. Bút pháp kết hợp hiện thực với lãng mạn