CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨADUY VẬT LỊCH SỬ

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨADUY VẬT LỊCH SỬ by Mind Map: CHƯƠNG III: CHỦ NGHĨADUY VẬT LỊCH SỬ

1. II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

1.1. 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1. a. Khái niệm cơ sở hạ tầng

1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

1.1.1.2. Các yếu tố của cơ sở hạ tầng

1.1.1.2.1. Quan hệ sản xuất tàn dư (trước đó)

1.1.1.2.2. Quan hệ sản xuất thống trị (đang tồn tại chủ đạo)

1.1.1.2.3. Quan hệ sản xuất mới (tương lai)

1.1.2. b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

1.1.2.1. Kiến trúc thượng tầng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội (chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học v.v) cùng với các thiết chế chính trị xã hội (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v) tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

1.2. 2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.2.1. a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

1.2.1.1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau

1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng

1.2.2. b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

1.2.2.1. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó không thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội; cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó

2. VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

2.1. 1. Con người và bản chất của con người

2.1.1. a. Khái niệm con người

2.1.1.1. Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội

2.1.2. b. Bản chất của con người

2.1.2.1. Bản chất của con người chính là “tổng hòa các quan hệ xã hội”

2.2. 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

2.2.1. a. Khái niệm quần chúng nhân dân

2.2.1.1. Con người sáng tạo ra lịch sử theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân

2.2.2. b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử

2.2.2.1. Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử; do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

2.2.2.2. Mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau

3. V. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP

3.1. 1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

3.1.1. a. Khái niệm giai cấp

3.1.1.1. Giai cấp là khái niệm dùng để chỉ “những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”

3.1.2. b. Nguồn gốc giai cấp

3.1.2.1. Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

3.1.2.2. Con đường hình thành, phát triển giai cấp có thể diễn ra với những hình thức khác nhau, mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khác nhau trong lịch sử

3.1.3. c. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

3.1.3.1. Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp

3.1.3.2. Là động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử

3.1.3.3. Là phương thức cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

3.2. 2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

3.2.1. a. Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó

3.2.1.1. Khái niệm cách mạng xã hội dùng để chỉ bước chuyển biến lớn của lịch sử phát triển xã hội loài người – đó là bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ thấp lên một hình thái kinh tế - xã hội ở trình độ cao hơn, được tiến hành trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…của xã hội

3.2.2. b. Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp

3.2.2.1. Là phương thức thực hiện và động lực của sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội

4. I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUI LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

4.1. 1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó

4.1.1. a. Sản xuất vật chất và các nhân tố của sản xuất vật chất

4.1.1.1. Sản xuất vật chất là hoạt động khi con người sử dụng công cụ lao động tác động (trực tiếp hay gián tiếp) vào đối tượng lao động nhằm cải biến các dạng vật chất của tự nhiên, tạo ra của cải cần thiết mà các dạng vật chất trong tự nhiên không có để thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển.

4.1.1.2. Phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người; cách thức mà con người tiến hành sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

4.1.2. b.Vai trò của sản sản xuất vật chất đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội

4.1.2.1. Là yêu cầu khách quan cơ bản; là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây con người vẫn phải tiến hành.

4.1.2.2. Lịch sử phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

4.1.2.3. Là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác.

4.1.2.4. Là cơ sở của sự tiến bộ xã hội.

4.2. 2. Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

4.2.1. a. Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

4.2.1.1. Quan hệ sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội); là quan hệ cơ bản, quy định mọi quan hệ xã hội khác; phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội. Trong quy luật này, quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quy định.

4.2.1.2. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất-kỹ thuật của hình thái kinh tế-xã hội; là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, thể hiện năng lực thực tế chinh phục giới tự nhiên bằng sức mạnh của con người trong quá trình đó.

4.2.2. b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

4.2.2.1. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

4.2.2.2. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

4.2.2.3. Lực lượng sản xuất quy định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

5. III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI

5.1. 1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

5.1.1. a. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội

5.1.1.1. Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

5.1.1.1.1. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội

5.1.1.2. Ý thức xã hội là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

5.1.1.3. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân thuộc mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

5.1.2. b. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

5.2. 2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

5.2.1. Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

5.2.2. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

5.2.3. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó

5.2.4. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng

5.2.5. Ý thúc xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội

6. IV. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

6.1. 2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế -xã hội

6.1.1. Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các qui luật khách quan

6.1.2. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, suy cho đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội

6.1.3. Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là: sự tác động của các qui luật khách quan

6.2. 3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hội

6.2.1. Theo lý luận hình thái kinh tế-xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung

6.2.2. Theo lý luận hình thái ý thức-xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sống động, trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác; là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau

6.2.3. Theo lý luận hình thái kinh tế-xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên (quá trình diễn ra theo các qui luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan)