TÂY TIẾN

nguyễn thành long-tổ 4-12A4

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
TÂY TIẾN by Mind Map: TÂY TIẾN

1. II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1.1. ĐOẠN 1

1.1.1. Nỗi nhớ vùng núi Tây Bắc và người lính Tây Tiến

1.1.1.1. Hình ảnh “Sông Mã” gắn bó với cuộc đời người lính => Gợi lên nỗi nhớ trong tâm hồn của nhà thơ.

1.1.1.2. Câu thơ đầu là tiếng gọi đồng đội. Câu thơ thứ 2 gợi cảm giác nỗi nhớ vô bờ của nhà thơ

1.1.1.3. ⟹ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ chính là nỗi nhớ.

1.1.1.4. Sử dụng từ láy giàu chất gợi hình, gợi tả, gợi cảm: thăm thẳm, khúc khuỷu, heo hút

1.1.1.5. Điệp từ: dốc, ngàn thước,...

1.1.1.6. ⟹ Diễn tả sự hiểm trở, những con đường gập ghềnh, đứt đoạn, quanh co của núi rừng Tây Bắc. ⟹ Tác giả đã phác họa một bức tranh thiên nhiên với tất cả dữ dội và hiểm trở, heo hút, hoang vu của núi rừng miền Tây Bắc.

1.1.1.7. Chi tiết “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”

1.1.1.8. ⟹ Hình ảnh người lính nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân gian nan, cực khổ. Nhưng đó cũng có thể là sự ra đi vĩnh viễn của người lính.

1.1.1.9. Các chi tiết: "cơm lên khói", "thơm nếp xôi"

1.1.1.10. ⟹ Tả thực những bữa cơm nóng, hương thơm xôi nếp của dân làng mời các đồng chí

1.2. ĐOẠN 2

1.2.1. Những kỉ niệm đêm hội và cảnh sông nước

1.2.1.1. Đêm liên hoan

1.2.1.1.1. Thiên nhiên và con người miền Tây hiện ra với vẻ đẹp mỹ lệ, thơ mộng, trữ tình

1.2.1.1.2. ⟹ Không gian huyền ảo, rực rỡ, sôi nổi,tưng bừng.

1.2.1.1.3. Nhân vật “em” với áo xiêm lộng lẫy, vừa duyên dáng, vừa tình tứ vừa e thẹn, trong vũ điệu xứ lạ

1.2.1.1.4. ⟹ Làm say đắm những người chiến sĩ xa nhà.

1.2.1.2. Cảnh sông nước miền Tây

1.2.1.2.1. Không gian: mênh mông, mờ ảo.

1.2.1.2.2. Vẻ đẹp của con người hòa quyện cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên

1.2.1.2.3. ⟹ Tác giả như đang vẽ nên khung cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc với những nét vẽ mềm mại, duyên dáng. Ngôn ngữ tạo hình, chất thơ, giàu tính nhạc.

1.3. ĐOẠN 3

1.3.1. Hình tượng của những người lính Tây Tiến

1.3.1.1. Chân dung người lính

1.3.1.1.1. Vừa bi: Ngoại hình khác biệt do hiện thực nghiệt ngã

1.3.1.1.2. Vừa hùng: không né tránh cái hiện thực khốc liệt đó của chiến tranh, nhưng qua cái nhìn lãng mạn

1.3.1.1.3. ⟹ Tính cách anh hùng, dữ dằn, can trường và oai phong

1.3.1.2. Tâm tư của những người lính

1.3.1.2.1. giấc mộng lập công, giấc mộng chiến thắng và sớm ngày giành được tự do "gửi mộng qua biên giới"

1.3.1.2.2. Nhớ người yêu, những cô gái xinh đẹp, duyên dáng Hà Thành

1.3.1.2.3. ⟹ Đằng sau dáng vẻ oai nghiêm, dữ dằn đó là trái tim khao khát yêu thương

1.3.1.3. Cái chết bi tráng và sự bất tử:

1.3.1.3.1. Tạo bầu không khí thiêng liêng, trang trọng làm giảm đi cái bi thương của những nấm mồ của các chiến sĩ rải ở chốn rừng hoang xa xô

1.3.1.3.2. Thái độ kiên quyết nguyện hi sinh vì Tổ quốc, lý tưởng quên mình của các chiến sĩ ⟹ Cái chết đã trở thành bất tử và thấm đẫm vẻ đẹp bi tráng.

1.3.1.3.3. => Giọng thơ trang trọng: thể hiện tình cảm tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội. Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.

1.4. ĐOẠN 4

1.4.1. Lời thề của đoàn binh Tây Tiến

1.4.1.1. “Tây Tiến người đi không hẹn ước” ⟹ Cách nói khẳng định ⟹ Tô đậm lời thề: ra đi không hẹn ngày trở về, một đi là không trở lại.

1.4.1.2. Con đường đến Tây Tiến: “thăm thẳm”, “chia phôi” ⟹ Nỗi xót xa khi rời xa những đồng đội, nghĩ đến đường lên Tây Tiến vời vợi, xa xôi.

1.4.1.3. ⟹ Tâm hồn gắn kết sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến

1.4.1.4. ⟹ Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm buồn nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” làm toát lên vẻ hào hùng của cả đoạn thơ.

2. I. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1. 1.Tác giả

2.1.1. Quang Dũng (1921-1988) quê Đan Phương, Hà Tây cũ( nay thuộc Hà Nội)

2.1.2. Là một đại đội trưởng của đoàn binh Tây Tiến từ năm 47 đến 47

2.1.3. Là một nghệ sĩ đa tài

2.1.3.1. Làm thơ

2.1.3.1.1. Thơ ông hồn hậu, phóng khoáng, bay bổng, lãng mạn

2.1.3.1.2. Thơ ông nằm giữa biên giới thật và mơ

2.1.3.2. Viết văn

2.1.3.3. Vẽ tranh

2.1.3.4. Soạn nhạc

2.2. 2.Trung đoàn Tây Tiến

2.2.1. Trung đoàn Tây Tiến được thành lập từ đầu năm 47

2.2.2. Tác giả Quang Dũng là đại đội trưởng

2.2.3. Những người tham gia là hs,sv ở HN thuộc mọi tầng lớp

2.2.4. Địa bàn hoạt động: vùng núi Tây Bắc và Thượng Lào

2.2.5. =>Hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ=> ng lính Tây tiến can trường, mạnh mẽ, ko ngại gian khó

2.3. 3. Tác phẩm

2.3.1. Hcst

2.3.1.1. Cuối năm 1948, Quang Dũng nhận được lệnh chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh, trong cảm xúc nghẹn ngào, lưu luyến của giây phút chia li, Quang Dũng đã viết bài thơ Tây Tiến.

2.3.2. Chủ đề

2.3.2.1. Tây Tiến không chỉ viết về nỗi nhớ đồng đội, nhớ mảnh đất Tây Bắc -> Thể hiện tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng với đơn vị, đồng đội, mảnh đất kháng chiến.

2.3.2.2. Tái hiện, khắc họa đầy sống động chân dung lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong kháng chiến chống Pháp.

2.3.3. Bố cục bài thơ

2.3.3.1. Bài thơ đc chia làm 4 phần

2.3.3.1.1. PHẦN 1: (14 câu đầu) nỗi nhớ vùng núi Tây Bắc và người lính Tây Tiến

2.3.3.1.2. PHẦN 2: (từ dòng 15 đến dòng 22) những kỉ niệm đêm hội và cảnh sông nước

2.3.3.1.3. PHẦN 3: ( từ dòng 23 đến dòng 30) chân dung người linh Tây Tiến

2.3.3.1.4. PHẦN 4: (4 câu cuối) lời thề của đoàn binh Tây Tiến

3. III. GIÁ TRỊ BÀI THƠ

3.1. Giá trị văn học

3.1.1. Tác giả đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ lại vừa tráng lệ và thơ mộng.

3.1.2. Bài thơ đã xây dựng hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, mang đậm chất bi tráng.

3.2. Giá trị nghệ thuật

3.2.1. Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi trang

3.2.2. Vận dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ Hán Việt, từ tượng hình,..

3.2.3. Tây Tiến là một sự kết hợp hài hòa cả chất họa và chất nhạc trong những vầng thơ.