Yêu cầu cần đạt của 4 kĩ năng:

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Yêu cầu cần đạt của 4 kĩ năng: by Mind Map: Yêu cầu cần đạt của 4 kĩ năng:

1. Nói và nghe

1.1. Nói nghe tương tác

1.1.1. Chú ý lắng nghe, tập trung vào vấn đề trao đổi, không nói lạc đề.

1.1.2. Biết nói chuyện qua điện thoại với cách mở đầu và kết thúc phù hợp; lắng nghe để hiểu đúng thông tin; nói rõ ràng và tỏ thái độ thích hợp; tập trung vào mục đích cuộc nói chuyện.

1.2. Nói

1.2.1. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.

1.2.2. Biết phát biểu ý kiến trước nhóm, tổ, lớp; giới thiệu các thành viên, các hoạt động của nhóm, tổ, lớp.

1.2.3. Nói được về một con người, đồ vật, vật nuôi dựa vào gợi ý.

1.2.4. Kể được một câu chuyện đơn giản đã đọc, nghe hoặc xem (có sự hỗ trợ, gợi ý); kết hợp lời kể, điệu bộ thể hiện cảm xúc về câu chuyện. Nói 2 – 3 câu về một tình huống do em tưởng tượng.

1.2.5. Nói được về một số đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình ảnh trong truyện tranh hay phim hoạt hình

1.3. Nghe

1.3.1. Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.

1.3.2. Biết hỏi và đáp kết hợp với cử chỉ, điệu bộ thích hợp.

1.3.3. Nghe một câu chuyện, tưởng tượng và diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của một nhân vật trong câu chuyện đó.

2. Đọc

2.1. Kĩ thuật đọc

2.1.1. Đọc đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm các đoạn văn miêu tả,...

2.1.2. Tốc độ đọc khoảng 70-80 tiếng/1 tiếng, biết ngắt nghỉ.

2.1.3. Đọc theo ngữ điệu phù hợp với vai được phân

2.1.4. Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 2

2.1.5. Đánh dấu được đoạn sách đang đọc

2.1.6. Ghi chép ngắn gọn được nội dung quan trọng.

2.2. Đọc hiểu

2.2.1. Văn bản văn học

2.2.1.1. Đọc hiểu nội dung

2.2.1.1.1. Nhận biết nội dung chính, hiểu được nội dung hàm ý.

2.2.1.1.2. Tìm được ý chính của từng đoạn dựa trên câu hỏi gợi ý.

2.2.1.1.3. Hiểu được điều tác giả muốn nói.

2.2.1.2. Đọc hiểu hình thức

2.2.1.2.1. Nhận biết được điệu bộ cử chỉ của nhân vật qua từ ngữ trong văn bản

2.2.1.2.2. Nhận biết được thời gian, địa điểm, và trình tự sự việc trong chuyện.

2.2.1.2.3. Nhận biết vần và biên pháp tu từ so sánh trong thơ.

2.2.1.2.4. nhận xét điệu bộ hình dáng hành động của nhân vật.

2.2.1.3. Liên hệ, so sánh, kết nối

2.2.1.3.1. Nêu cảm tình và suy nghĩ về một nhân vật nào đó đã đọc.

2.2.1.3.2. Mô tả hoặc vẽ lại được nhân vật , địa điểm nhân vật đó trong tác phẩm đã đọc.

2.2.1.4. Đọc mở rộng

2.2.1.4.1. Đọc tối thiểu 35 văn bản văn học/1 năm học có thể loại và độ dài tương ứng các văn bản đã học.

2.2.1.4.2. Thuộc lòng ít nhất 8 đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn đã học( có độ dài khoảng 60 chữ)

2.2.2. Văn bản thông tin

2.2.2.1. Đọc hiểu nội dung

2.2.2.1.1. Trả lời được: Văn bản viết gì và thông tin cơ bản.

2.2.2.1.2. Tìm được ý chính của trừng đoạn

2.2.2.2. Đọc hiểu hình thức

2.2.2.2.1. Nhận biết được một số loại văn bản thông tin thông dụng, đơn giản qua đặc điểm của văn bản: văn bản thuật lại một hiện tượng gồm 2 – 3 sự việc, văn bản giới thiệu một đồ vật, thông báo ngắn, tờ khai đơn giản.

2.2.2.2.2. Nhận biết cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.

2.2.2.2.3. Nhận biết thông tin qua hình ảnh, số liệu trong văn bản.

2.2.2.3. Liên hệ, so sánh, kết nối

2.2.2.3.1. Nêu được những điều học được từ văn bản

2.2.2.4. Đọc mở rộng

2.2.2.4.1. Đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin/1 năm kiểu và độ dài tương đương các văn bản đã học.

3. Viết

3.1. Kĩ thuật viết

3.1.1. Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.

3.1.2. Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên địa lí nước ngoài đã học.

3.1.3. Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương

3.1.4. Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định

3.1.5. Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ viết một bài có độ dài khoảng 65 – 70 chữ, tốc độ khoảng 65 –70 chữ trong 15 phút.

3.2. Viết đoạn văn, văn bản

3.2.1. Quy trình viết

3.2.1.1. Biết viết theo các bước

3.2.1.1.1. Xác định nội dung

3.2.1.1.2. Hình thành một vài ý lớn

3.2.1.1.3. Viết đoạn văn

3.2.1.1.4. Chỉnh sửa lỗi

3.2.2. Thực hành viết

3.2.2.1. Viết đoạn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.

3.2.2.2. Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

3.2.2.3. Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.

3.2.2.4. Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

3.2.2.5. Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.

3.2.2.6. Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được t hư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).