Modular Miền Bắc Marketing Strategy

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Modular Miền Bắc Marketing Strategy by Mind Map: Modular Miền Bắc Marketing Strategy

1. :four: THỰC HIỆN

1.1. 1. Marketing nội bộ

1.1.1. 1.1 Truyền thông nội bộ

1.1.1.1. Nhân viên của bạn có thực sự hiểu và tin tưởng vào sản phẩm của bạn không?

1.1.1.1.1. "Doanh nghiệp của bạn đã có tài liệu chi tiết về sản phẩm chưa? "

1.1.1.2. Thương hiệu của bạn có khiến nhân viên tự hào không?

1.1.1.2.1. "Doanh nghiệp của bạn đã có lời tuyên bố về Sứ Mệnh và Tầm Nhìn chưa?"

1.1.1.3. Bạn có tự tin vào sản phẩm của mình không?

1.1.1.3.1. "Doanh nghiệp của bạn có liên tục cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm?"

1.1.1.4. Hãy giao tiếp nội bộ đơn giản - dễ hiểu

1.1.1.4.1. "Chúng ta luôn cảm thấy không có đủ thời gian để làm việc nhưng lại luôn có đủ thời gian để chỉnh sửa các vấn đề“

1.1.2. 1.2 Đào tạo đội ngũ

1.1.2.1. Đào tạo nhân viên là gì?

1.1.2.1.1. Đào tạo nhân viên là một chương trình do người quản lý hoặc người có thẩm quyền thực hiện, nhằm cung cấp cho nhân viên tại một vị trí cụ thể, có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết, giúp họ thực hiện tốt vai trò trong hiện tại và tương lai.

1.1.2.2. Đào tạo nhân viên như thế nào?

1.1.2.2.1. Cần xác định MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO, mục đích này đi kèm với trách nhiệm mà bạn muốn chuyển giao cho người được đào tạo.

1.2. 2. Quản trị nhân sự Digital Marketing

1.2.1. 2.1 Process - Quy trình triển khai công việc

1.2.1.1. Quy trình triển khai công việc là chuỗi các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu.

1.2.1.1.1. Mỗi công cụ chiến thuật riêng đều sẽ có quy trình triển khai riêng, đòi hỏi người quản lý phải có am hiểu sâu sắc các công cụ chiến thuật.

1.2.1.2. làm thế nào để xây dựng quy trình trong Digital Marketing?

1.2.1.2.1. Một là tự đúc kết từ kinh nghiệm bản thân. Sau khi triển khai các dự án thực tế, các chiến dịch thực tế

1.2.1.2.2. Hai là học hỏi từ các quy trình do các chuyên gia Digital Marketing đúc kết. Cách này sẽ giúp ta đi nhanh hơn

1.2.2. 2.2 Guideline & Checklist

1.2.2.1. Làm thế nào để tạo ra Guideline?

1.2.2.1.1. Guideline là bản hướng dẫn công việc, tức đào tạo về kỹ năng.Cho nên, để tạo ra Guideline thì bạn phải tìm người có kinh nghiệm trong việc triển khai công việc đó và yêu cầu họ soạn thảo chi tiết cách thức thực hiện.

1.2.2.2. Làm thế nào để tạo ra Checklist?

1.2.2.2.1. Để tạo ra Checklist thì bạn phải dựa vào Guideline. Sau khi xây xong Guideline, người có chuyên môn phải xem xét những lưu ý cần ghi nhớ và liệt kê tất cả thành một danh sách.

1.2.3. 2.3 Kế hoạch hành động

1.2.3.1. Các thành phần của một kế hoạch hành động bao gồm • Mô tả rõ ràng về mục tiêu cần đạt được • Các nhiệm vụ / bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu • Những người sẽ phụ trách thực hiện từng nhiệm vụ • Khi nào các nhiệm vụ này sẽ được hoàn thành (thời hạn và các mốc quan trọng) • Nguồn lực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ • Các biện pháp đánh giá tiến độ

1.2.3.2. áp dụng nguyên tắc SMART để tạo ra một bảng kế hoạch hành động • S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu. • M – Measurable : Đo lường được • A – Attainable : Có thể đạt được • R – Relevant : Thực tế • T – Time-Bound : Giờ giấc hoàn thành

2. :five: KIỂM SOÁT

2.1. Kiểm Soát như thế nào? .

2.1.1. Đạt được các mục tiêu của kế hoạch nhỏ → đạt mục tiêu kế hoạch lớn → đạt được tầm nhìn.

2.1.2. Trong Digital Marketing, các hoạt động chiến thuật sẽ diễn ra tại các kênh media (Paid - Owned - Earned Media) , do vậy mà chúng ta sẽ kiểm soát độ hiệu quả trên các kênh này.

2.2. Làm quen với các chỉ số trong Digital Marketing

2.2.1. Các chỉ số liên quan đến Website

2.2.1.1. - Traffic là lưu lượng truy cập. Giả sử mỗi ngày website của bạn có 1.000 người vào, thì website đó có 1.000 traffic.

2.2.1.2. Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang. Giả sử có 100 người vào website của bạn nhưng chỉ có 20 người sau khi xem trang đầu tiên thì bấm vào trang tiếp theo, còn 80 người còn lại sau khi xem trang đầu tiên thì thoát ra khỏi website của bạn. Bounce Rate = 80%.

2.2.1.3. Time On Site là thời gian xem trang. Giả sử trung bình người dùng website bạn dành ra 5 phút để đọc nội dung trên web thì Time On Site = 5 phút

2.2.2. Các chỉ số liên quan đến quảng cáo

2.2.2.1. CTR - Click Through Rate - tỷ lệ nhấp chuột. CTR là tỷ lệ cho biết tần suất hiển thị quảng cáo và số lượng nhấp vào quảng cáo đó. Ví dụ: một quảng cáo hiển thị 100 lần và chỉ có 5 lượt nhấp vào quảng cáo đó thì CTR là 5%

2.2.2.2. CPC - Cost per Click - Giá trên mỗi nhấp chuột. CPC là chi phí mà bạn phải trả cho mỗi lần nhấp chuột.

2.2.2.3. CPA - Cost per action - giá trên mỗi hành động. CPA là chi phí mà bạn phải trả cho mỗi hành động cụ thể. Hành động đó có thể là gọi điện, để lại thông tin, nhấp vào nút hoặc đặt hàng.

2.2.2.4. CPM - Cost per milles - giá trên mỗi 1000 lần hiển thị. CPM là chi phí mà bạn phải trả cho kênh quảng cáo mỗi khi quảng cáo của bạn xuất hiện 1000 lần. Kênh quảng cáo phổ biến là Google Display Network, Facebook Ads.

2.2.2.5. CPL - Cost per Lead - giá trên mỗi khách hàng tiềm năng. Giả sử bạn tạo ra một catalogue bất động sản, bạn định nghĩa những người tải catalogue này về là một khách hàng tiềm năng. Sau khi kết thúc chiến dịch quảng cáo, bạn thống kê chạy hết 1.000.000đ và có 10 người tải về → CPL = 100.000đ/lead

2.2.2.6. CR - Conversion Rate - Tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ: 100 người website của bạn, có 7 người nhấp vào nút đặt hàng thì CR = 7%

2.2.2.7. Reach - Tiếp cận. Là số người mà quảng cáo của bạn đã phân phối tới.

2.2.2.8. Impression - Hiển thị. Là số lần quảng cáo của bạn được hiển thị. Impression khác Reach ở chỗ, một người có thể nhìn thấy một quảng cáo hiển thị nhiều lần.

2.2.3. Chỉ số về mục tiêu kinh doanh trong marketing

2.2.3.1. Công thức tính ROI: ROI = (Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư)/Chi phí đầu tư.

2.2.3.1.1. Ví dụ: Bạn bỏ ra 100.000đ để chạy quảng cáo và bạn bán được 10 sản phẩm, mỗi sản phẩm trị giá 40.000đ → doanh thu = 400.000đ. Chi phí bạn nhập sản phẩm là 20.000đ/sản phẩm, vậy 10 sản phẩm bạn bán ra thì giá vốn sản phẩm là 20.000đ x 10 = 200.000đ. Chi phí của bạn gồm 200.000đ tiền hàng bán ra và 100.000đ tiền quảng cáo = 300.000đ

2.2.3.2. CPS - Cost per Sale - Chi phí trên mỗi đơn hàng. Ví dụ bạn chạy 100.000đ, bạn kiếm được 4 đơn hàng → CPS = 100.000đ / 4 = 25.000đ/đơn

2.3. Kiểm soát chỉ số theo phễu marketing

2.3.1. Theo phễu mô hình RACE kpi

2.4. Kiểm soát các mini action theo mốc 30 - 60 - 90 ngày

3. HYPOTHESIS

3.1. 3 Yếu tố cốt lõi trong việc đặt giả thuyết

3.1.1. #1 Cơ sở dữ liệu

3.1.1.1. Trong Digital Marketing, việc đặt giả thuyết phải dựa trên cơ sở là các báo cáo số liệu từ Control. Hiểu một cách đơn giản đó là nếu Action Plan cho ra kết quả tốt thì nguyên nhân do đâu và điều gì xảy ra tiếp theo? Và nếu nó không tốt thì nguyên nhân do đâu và điều gì xảy ra tiếp theo?

3.1.2. #2 Năng lực thực thụ của nhà lãnh đạo

3.1.2.1. Khả năng đặt giả thuyết tốt phụ thuộc vào năng lực của nhà lãnh đạo, của trưởng nhóm.

3.1.2.2. Năng lực này được hình thành dựa trên kiến thức, khả năng nắm bắt thị trường, khả năng nhìn ra lỗ hổng thị trường và các mối quan hệ - đối tác.

3.1.3. #3 Thử nghiệm

3.1.3.1. Thử nghiệm và Năng lực đặt giả thuyết có mối quan hệ mật thiết với nhau.

3.1.3.2. Đặt giả thuyết không phù hợp sẽ dẫn đến việc thử nghiệm sai hướng hoặc không thể thử nghiệm được.

3.1.3.3. Thử nghiệm sai cách dẫn đến không thể chứng minh được giả thuyết đúng, mặc dù có thể giả thuyết đó đưa ra hợp lý.

4. ANALYTIC

4.1. 1 Phân tích khách hàng.

4.1.1. 1.1 Who?

4.1.1.1. Xưởng sản xuất truyền thống

4.1.1.2. Đơn vị kinh doanh nội thất hiện đại

4.1.1.3. Nhà phân phối sp hoặc giải pháp nội thất

4.1.2. 1.2 Why? Tại Sao?

4.1.2.1. Sử dụng modular vì điều gì?:

4.1.2.1.1. Tích kiệm thời gian thiết kế

4.1.2.1.2. Gia tăng tối đa về sản lượng nhờ pp Modul hóa sp

4.1.3. 1.3 How? - Như thế nào?

4.1.3.1. Hành trình mua hàng của khách hàng (customer journey) như thế nào theo từng GIAI ĐOẠN?

4.1.3.1.1. Awareness – Nhận diện

4.1.3.1.2. Consideration – Xem xét

4.1.3.1.3. Purchase – Mua hàng

4.1.3.1.4. Loyalty – Trở thành khách hàng trung thành

4.1.3.1.5. Advocacy – Trở thành người ủng hộ

4.1.3.2. • Khách hàng cần phải trải qua các kênh Digital Marketing nào trước khi mua hàng? Họ vào website của bạn bằng cách nào (thông qua SEO, Google Ads, vào trực tiếp Website, Facebook v.v…)?

4.1.3.2.1. Quảng cáo

4.1.3.3. • Khi nào khách hàng tiềm năng sẽ phát sinh nhu cầu và tìm kiếm thông tin mua hàng?

4.1.3.3.1. Khi họ có nhận biết về sp và đã xem xét các khía cạnh về sp. Đưa ra được những thắc mắc và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời

4.1.3.3.2. Đối với ngành nột thất nói riêng. Khi khách hàng bế tắc hoặc không có sự hiệu quả trong phương pháp

4.1.3.4. • Khi nào họ sẽ quyết định mua hàng?

4.1.3.4.1. Khi khách hàng trải qua 3 giai đoạn kể trên: awareness, consideration, purchase

4.2. 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

4.2.1. Cách lựa chọn đối thủ để phân tích

4.2.1.1. 1. Nhìn lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đây đưa ra các tiêu chí cạnh tranh với đối thủ

4.2.1.2. 2. liệt kê ra 3 đối thủ đang ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu

4.2.1.3. 3. những doanh nghiệp không cạnh tranh trực tiếp nhưng gián tiếp ảnh hưởng đến doanh thu

4.2.2. Đối thủ của bạn đang hoạt động như thế nào?

4.2.2.1. Quan sát và phân tích các kênh media của đối thủ.

4.2.2.1.1. Các kênh media phổ biến cần kiểm tra. • Fanpage • Youtube • Group Facebook • Tiktok • Zalo

4.2.2.2. Quan sát và phân tích website

4.2.2.2.1. UI/UX: cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng).

4.2.2.2.2. SEO. Với thông tin website, chúng ta có thể tra ra các vị trí thứ hạng bằng công cụ Ahrefs.com.

4.2.2.2.3. Content hay nội dung. Đây là phần quan trọng nhất của một website mà bạn cần phân tích. Hãy quan sát các bài viết đã đăng, xem thử chúng đang hướng đến điều gì?

4.3. 3. Phân tích xu hướng thị trường - cơ hội và mối đe dọa

4.3.1. Xu hướng về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

4.3.1.1. công nghệ AI, Machine Learning, Bigdata đã được 2 ông lớn là Facebook và Google áp dụng nhiều trong vài năm trở lại đây. Do đó, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tồn tại ở Việt Nam, ngay chính trên smartphone

4.3.1.2. Dưới góc độ làm marketing, cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi.

4.3.1.3. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào phân tích dữ liệu để tồn tại

5. Kho

5.1. Modular

5.2. Decolar

5.3. CBHome

5.4. NTBV

6. TARGET

6.1. 1. Mục tiêu phù hợp đến từ đâu?

6.1.1. 1.1 Sứ mệnh

6.1.1.1. Nó là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao doanh nghiệp của bạn được hình thành?” Nó giải quyết nhu cầu, nỗi đau nào của khách hàng, của thị trường.

6.1.1.1.1. Cách mạng về thiết kế: Giải pháp của Modular.vn cho nội thất như một trò chơi Lego lắp ghép, cho phép thay đổi rất linh hoạt theo nhu cầu và sở thích của quí khách.

6.1.1.1.2. Cách mạng về thời gian thi công: Sản phẩm Modular luôn có sẵn và đóng hộp nên quí khách không mất thời gian cho thi công : Đặt hàng là có lắp ngay !

6.1.1.1.3. Cách mạng về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm giờ đây không còn là mối bận tâm, sản phẩm Modular bảo đảm chất lượng đến từng chi tiết nhỏ !

6.1.1.1.4. Cách mạng về giá thành: Giá thành minh bạch và rẻ hơn 20-30% so với thị trường. Quyền lợi của khách hàng là sự quan tâm lớn nhất của Modular.vn.

6.1.2. 1.2 Tầm nhìn

6.1.2.1. Tầm nhìn sẽ mang tính mục tiêu dài hạn

6.1.2.2. “3 den 5 năm tới, Modular sẽ như thế nào?”

6.2. 2. Bóc tách Tầm Nhìn thành các mục tiêu marketing

6.2.1. 2.1 Hiểu về mục đích trong marketing

6.2.1.1. VỚI MỤC ĐÍCH HỖ TRỢ BÁN HÀNG TRỰC TIẾP Thì các hoạt động marketing sẽ hướng đến việc giúp khách hàng dễ dàng RA QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG khi họ phát sinh nhu cầu

6.2.1.1.1. Ví dụ: hoạt động Giảm giá, hoạt động khuyến mãi, tặng kèm, các hoạt động tiếp cận đúng khách hàng khi họ đang muốn mua hàng.

6.2.1.2. VỚI MỤC ĐÍCH HỖ TRỢ BÁN HÀNG GIÁN TIẾP thì các hoạt động marketing sẽ hướng đến việc TĂNG NHẬN DIỆN và TĂNG NIỀM TIN để giúp khách hàng mục tiêu ghi nhớ, am hiểu thương hiệu của doanh nghiệp từ đó dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng trong tương lai, khi họ nảy sinh nhu cầu.

6.2.2. 2.2 Thiết lập KPI theo mô hình RACE

6.2.2.1. Reach là tiếp cận, là tăng nhận diện về thương hiệu, để khuyến khích đối tượng mục tiêu truy cập vào trang web doanh nghiệp hoặc các phương tiện truyền thông mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram

6.2.2.1.1. Ví dụ về mục tiêu KPI: KPI Reach là tăng lượt truy cập trang web của bạn mỗi tháng thêm 5% hoặc tăng thêm 5000 visitor/tháng

6.2.2.2. Act viết tắt của từ Interact - tương tác. Là hoạt động khuyến khích sự tương tác ban đầu của đối tượng mục tiêu với các content mà doanh nghiệp xuất bản, mục đích của Act là biến đối tượng truy cập các nền tảng của doanh nghiệp thành khách hàng tiềm năng.

6.2.2.2.1. Ví dụ về mục tiêu KPI: KPI Act là tăng thêm 10% lượng tương tác like/share/comment trên fanpage, hoặc tăng Time On Site(thời gian xem trang) lên 30 giây

6.2.2.3. Convert là chuyển đổi bán hàng. Sau khi khách hàng đã tương tác với các content, giờ đây, doanh nghiệp cần phải tạo ra các hành động tiếp theo nhằm đưa khách hàng tiềm năng đến với giai đoạn mua hàng. Bạn hãy tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bằng cách nâng cao hiệu quả của bài viết bán hàng, đặt các nút mua hàng tiện lợi hơn hoặc tạo cổng thanh toán online tiện lợi để khách hàng dễ trả tiền v.v.. .

6.2.2.3.1. Ví dụ về mục tiêu KPI: KPI Convert là tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng online từ 2% lên 2,2%.

6.2.2.4. Engage là cam kết sau bán hàng, là các hoạt động được thiết kế nhằm tạo ra sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Nó có thể là các chương trình email marketing để chăm sóc khách hàng, hoặc gọi lại cho khách hàng cũ để hỏi về các vấn đề gặp phải khi sử dụng sản phẩm v.v...

6.2.2.4.1. Ví dụ về mục tiêu KPI: KPI Engage có thể là tăng đánh giá tỷ lệ 5 sao, cải thiện số lượng feedback tốt và giảm lượng feedback xấu.

7. BUILDUP

7.1. 1. Xây dựng chiến lược

7.1.1. 1.1 Positioning (Định vị) và Value Proposition (Lời Hứa Thương Hiệu)

7.1.1.1. Trong Digital Marketing, Website của mỗi doanh nghiệp chính là nơi giúp chúng ta có thể thể hiện rõ Position và Value Proposition cho khách hàng mục tiêu.

7.1.1.1.1. Value Proposition là lời tuyên bố đề cập đến giá trị mà công ty hứa hẹn sẽ cung cấp cho khách hàng nếu họ chọn mua sản phẩm của mình

7.1.1.1.2. xây dựng Value Proposition không phải ngày một ngày hai mà nó là cả cuộc hành trình kinh doanh

7.1.1.1.3. Nhìn chung, các Value Proposition của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến tập đoàn đều xoay quanh 4 gốc rễ này: • Nhanh hơn • Tiện hơn • Rẻ hơn • Tốt hơn

7.1.2. 1.2 Các thành phần của chiến lược Digital Marketing.

7.1.2.1. 4 thành phần gồm: • Target Markets – Xác định thị trường mục tiêu (cần thiết) • Objectives – Xây dựng mục tiêu kinh doanh (tóm tắt những mục tiêu mà chiến lược sẽ phải hoàn thành) • Positioning và Value Proposition – Định Vị và Lời Hứa Thương Hiệu • Program: - Các chương trình hành động nhằm đạt được mục tiêu

7.1.3. 1.3 Mẫu chiến lược

7.2. 2. Chiến Thuật

7.2.1. 2.1 Xây dựng chiến thuật dựa trên các công cụ Digital Marketing phổ biến

7.2.1.1. Phần chiến thuật trong Digital Marketing sẽ mô tả cách chúng ta thực hiện chiến lược thông qua các công cụ Digital Marketing. Hiện nay, tại Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp thường tập trung vào 2 kênh chính để tiếp cận khách hàng là Facebook và Google. Có thể nói, 80% các hoạt động marketing của doanh nghiệp VN diễn ra trên 2 kênh này, dẫn đến sự cạnh tranh ngày một gay gắt hơn.

7.2.1.2. Các công cụ Digital Marketing phổ biến như: • Facebook Ads • Google Ads • SEO • Email Marketing • Website • Zalo Ads • Cốc Cốc Ads • Thuê bài PR của các KOLs và Infulencer (người có sức ảnh hưởng) • Sàn thương mại điện tử: shopee, tiki, lazada. • Và hiện đang nổi lên là Tiktok.

7.2.2. 2.2 Hiểu về Paid - Owned - Earned Media

7.2.2.1. Paid media là các kênh truyền thông trả phí

7.2.2.2. Owned media là kênh thuộc sở hữu của doanh nghiệp

7.2.2.3. Earned media là các kênh tự phát có nhắc đến doanh nghiệp của mình trong đó

7.2.3. 2.3 Các câu hỏi cần làm rõ trước khi xây dựng Chiến Thuật

7.2.3.1. “Đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động phổ biến trên kênh nào nhất?”

7.2.3.1.1. Để biết một kênh Digital Marketing có phù hợp hay không bạn phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ““Đối tượng mục tiêu của tôi có đang hoạt động phổ biến trên kênh đó không?”.

7.2.3.2. “Hành vi sử dụng kênh của họ là gì?”

7.2.3.2.1. cần biết được hành vi sử dụng kênh của kh để “phục vụ” họ bằng những content thích hợp

7.2.3.3. “Đặc điểm kênh có gì nổi bật?”

7.2.3.3.1. Cần phải hiểu rõ các điểm mạnh - điểm hạn chế của từng kênh để tận dụng và khai thác triệt để.

7.2.3.4. “Năng lực triển khai nội dung của bạn có đủ tốt?”

7.2.3.4.1. Đừng tiếc tiền đầu tư cho 1 cái banner, hay 1 video quảng cáo chất lượng, vì khi nó hiệu quả, bạn sẽ sử dụng đi sử dụng lại rất nhiều lần, và kiếm được nhiều tiền từ chính nội dung đó