Đề cương Kinh tế chính trị chương 1

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Đề cương Kinh tế chính trị chương 1 by Mind Map: Đề cương Kinh tế chính trị chương 1

1. Chức năng

1.1. Chức năng nhận thức

1.1.1. Cung cấp hệ thống tri thức mở về quy luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với phương thức sản xuất

1.1.2. Mục đích: phong phú tri thức, tư duy lí luận của người lao động và toàn xã hội

1.2. Chức năng thực tiễn

1.2.1. Hình thành năng lực, kĩ năng vận dụng các quy luật kinh tế vào trong thực tiễn lao động

1.2.2. Mục đích: giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích và tạo động lực thúc đẩy cá nhân và toàn xã hội sáng tạo

1.2.3. Ví dụ: hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp

1.3. Chức năng tư tưởng

1.3.1. Góp phần xây dựng tư tưởng mới cho những người lao động tiến bộ và biết quý trọng thành quả lao động

1.3.2. Mục đích: hướng tới xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp, giải phóng con người, xóa bỏ áp bức và bất công

1.3.3. Ví dụ: thông qua nhận thức được tầm quan trọng tiền tệ trong lao động -> xây dựng tư tưởng quý trọng lao động kiếm ra tiền

1.4. Chức năng phương pháp luận

1.4.1. Mục đích: sử dụng nền tảng lí luận KH nhằm nhận diện sâu hơn nội hàm KH của các khái niệm

1.4.2. Ví dụ: hiểu được cội nguồn của tiền thì phải dựa trên nền tảng lí luận của KTCT

2. Sự hình thành và phát triển

2.1. Kế thừa và không ngừng hoàn thiện

2.1.1. Lần đầu xuất hiện ở Châu Ân, 1616 trong "Chuyên luận về kinh tế", A.Montchrtien ( Pháp)

2.1.2. Kinh tế chính trị trở thành môn học ( Adam Smith)

2.2. Quá trình phát triển qua thời kì

2.2.1. Thời kỳ cổ trung đại: XV về trước

2.2.1.1. Trình độ phát triển lạc hậu, chưa có đầy đủ những tiền đề cần thiết cho sự hình thành các lý luận chuyên sâu

2.2.1.2. Các tư tưởng kinh tế được thấy trong các tác phẩm triết học, luận lý

2.2.2. Thời kì XVIII đến nay

2.2.2.1. Chủ nghĩa trọng thương(giữa XV- giữa XVII)

2.2.2.1.1. trọng tâm nghiên cứu: lưu thông

2.2.2.1.2. hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước đầu nghiên cứu về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

2.2.2.1.3. coi nguồn gốc lợi nhuận là thương nghiệp, gạt bỏ vai trò của sản xuất

2.2.2.1.4. Khái quát đúng mục đích của nhà tư bản là tìm kiếm lợi nhuận

2.2.2.1.5. chủ yếu ở Tây Âu (XVII)

2.2.2.2. Chủ nghĩa trọng nông(nửa cuối XVII- nửa đầu XVIII

2.2.2.2.1. nhấn mạnh vai trò sv nông nghiệp

2.2.2.2.2. trường phái đầu tiên chuyển trọng tâm nghiên cứu sang nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất

2.2.2.2.3. hạn chế: cho rằng chỉ nông nghiệp mới là sản xuất

2.2.2.2.4. luận giải nhiều phạm trù kinh tế : giá trị, sản phẩm ròng, tư bản, tiền lương , lợi nhuận, tái sản xuất

2.2.2.2.5. chủ yếu ở Pháp

2.2.2.3. Kinh tế chính trị cổ điển Anh ( cuối XVIII- nửa đầu XIX)

2.2.2.3.1. nghiên cứu: hàng hóa, tiền lương, lợi nhuận, rút ra quy luận nền kt thị trường

2.2.2.3.2. nghiên cứu quan hệ kt trong quá trình tái sản xuất, trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị

2.2.2.3.3. giá trị là do hao phí lao dộng tạo ra, giá trị khác với của cải

2.2.2.3.4. W.Petty đặt nền móng A. Smith: invisible hand

3. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng: quan hệ của sản xuất và trao đổi trong các phương thức sản xuất mà quan hệ đó hình thành và phát triển

3.1.1. KTCT hiểu theo 2 nghĩa

3.1.1.1. Nghĩa hẹp: quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định

3.1.1.2. Nghĩa rộng: quy luật chi phối sự sx vật chất, trao đổi tư liệu sinh hoạt vật chất

3.1.1.3. không có khoa học kinh tế chính trị cho tất cả mọi quốc gia và tất cả mọi thời đại, môn kinh tế chính trị là môn khoa học có tính lịch sử.

3.1.2. Đối tượng : hệ thống các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội . Các quan hệ này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất đang nghiên cứu.

3.2. Mục đích

3.2.1. phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi

3.2.2. Quy luật kinh tế: Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

3.2.2.1. Tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích con người điều chỉnh hành vi con người

3.2.2.2. Vận dụng đúng: tạo ra các quan hệ lợi ích kinh tế hài hòa, từ đó sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong xã hội

3.2.2.3. Là quy luật xã hội, nên quy luật kinh tế tác động và phát huy vai trò phải thông qua hoạt động của con người trong xã hội với những lợi ích và quan hệ lợi ích khác nhau

3.3. Phương pháp

3.3.1. Duy vật biện chứng: đi sâu vào quá trình kinh tế hình thành và phát triển thông qua mối liên hệ tác động biện chứng lẫn nhau

3.3.2. Trừu tượng khoa học

3.3.2.1. tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, không ổn định, tách ra và đi sâu vào phân tích những hiện tượng, yếu tố điển hình, bền vững, tất nhiên, ổn định

3.3.2.2. nắm được bản chất, xây dựng được các khái niệm, phạm trù và phát hiện tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu

4. Khái niệm

4.1. Kinh tế chính trị là một môn khoa học có mục đích nghiên cứu tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của những hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tếcủa cong người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội