
1. Một số quan điểm trước Mác về nguyên lý mối liên hệ phổ biến
1.1. Quan điểm siêu hình
1.1.1. Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những quan điểm bề ngoài, ngẫu nhiên
1.2. Quan điểm biện chứng
1.2.1. Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau
2. Khái niệm
2.1. Liên hệ
2.1.1. là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi
2.2. Mối liên hệ
2.2.1. là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
2.3. Mối liên hệ phổ biến
2.3.1. Không có sự vật hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.
3. Tính chất
3.1. Tính khách quan
3.1.1. mối liên hệ là vốn có của các sự vật, hiện tượng; không phụ thuộc vào ý thức của con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
3.2. Tính phổ biến
3.2.1. của các mối liên hệ ở chỗ: mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng
3.3. Tính đa dạng, phong phú
3.3.1. Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau; một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thứ yếu, cơ bản – không cơ bản,…), chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì có tính chất, vai trò cũng khác nhau.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
4.1. Nguyên tắc toàn diện
4.1.1. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng
4.1.1.1. trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính cùng các mối liên hệ của chúng
4.1.1.2. trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp
4.1.1.3. trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó
4.1.2. Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện (cố ý đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
4.2. Nguyên tắc lịch sử-cụ thể
4.2.1. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ cụ thể, có tính đến lịch sử hình thành, tồn tại, dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng
4.2.2. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không gian, thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và chính nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.