Việt Bắc (Tố Hữu)

시작하기. 무료입니다
또는 회원 가입 e메일 주소
Việt Bắc (Tố Hữu) 저자: Mind Map: Việt Bắc (Tố Hữu)

1. 1. Khung cảnh cuộc chia tay

1.1. Nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay

1.1.1. người đi, người ở

1.1.2. Mình, ta

1.1.3. chiến sĩ CM, cq TW Đảng, chính phủ, con người CM, con người VB, 1 thời CM, 1 vùng CM

1.1.4. → Tố Hữu không đề cập đến tình cảm mang tính chất riêng tư mà cả đoạn thơ là những tỉnh cảm, cảm xúc lớn mang tính cộng đồng: thể hiện tình cảm, tinh thần đoàn kết giữa CM với nd, nd với CM, giữa miền xuôi với miền ngược, giữa con người kháng chiến với nhau

1.2. Tình cảm, cảm xúc của người ở lại

1.2.1. a, Lời của người ở lại

1.2.1.1. trong cuộc chia tay

1.2.1.1.1. người ở: thường phải đợi chờ, trông ngóng, băn khoăn, trăn trở nhiều hơn boưi sự thay đổi của người đi

1.2.1.1.2. người đi: nay đây mai đó, dễ đổi thay trong môi trường mới

1.2.1.1.3. → Thấu hiểu nỗi lòng người ra đi nên những dòng thơ đầu tiên là tình cảm, cảm xúc của người ra đi

1.2.2. Sử dụng các câu hỏi tu từ: có nhớ?, có nhớ không?

1.2.3. Điệp từ "nhớ", điệp cấu trúc "có nhớ"

1.2.3.1. → gợi băn khoăn, trăn trở, day dứt tạo âm điệu thiết tha cho từng lời thơ

1.2.3.2. → nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ, biến nỗi nhớ trở thành cảm xúc của người ở, cảm xúc chủ đạo cho toàn bài thơ

1.2.4. tính từ: thiết tha, mặn nồng

1.2.4.1. cụ thể hoá cảm xúc, tình cảm của người ở lại với người ra đi

1.2.5. → sâu nặng, tha thiết, vừa lưu luyến vừa nhớ thương

1.2.6. Mỗi câu hỏi tu từ gợi nhắc, gợi nhớ 1 kỷ niệm:

1.2.6.1. câu hỏi t1 nhắc khoảng thời gian "15 năm ấy"

1.2.6.1.1. khoảng thời gian dài → đủ để gắn bó

1.2.6.1.2. là khi CMVN còn trong thời kì trứng nước, non trẻ (tính từ thời kháng Nhật đến khi giành chiến thắng kháng chiến chống Pháp - 1954)

1.2.6.2. Câu hỏi t2

1.2.6.2.1. gợi nhắc không gian của cây, núi, sông, nguồn

1.2.6.2.2. khéo léo gợi nhắc đến cội nguồn

1.2.7. → Bằng 2 cặp câu lục bát, người ở lại đã mở ra cả 1 thời CM, 1 vùng CM từ ngày đầu còn gian khổ đến khi giành chiến thắng lợi cuối cùng

1.2.8. → Khéo léo gợi nhắc đạo lí "uống nước nhớ nguồn": khẳng định Việt Bắc là cội nguồn của CM, là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho CM, kháng chiến trưởng thành

1.3. Lời người ra đi

1.3.1. đại từ "ai"

1.3.1.1. → quen thuộc trong ca dao

1.3.1.2. → đại từ phiếm chỉ, giàu sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm sâu sắc

1.3.1.3. → sự thấu hiểu của người trong cuộc → lời đồng vọng, tiếng nói đồng cảm người đi dành cho người ở

1.3.2. Từ láy + tính từ: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn

1.3.2.1. →gợi những tâm trạng, sắc thái, tình cảm khác nhau trong lòng người đi

1.3.2.2. → họ đã đem lại cái tha thiết để đáp lại của thiết tha, bước chân vừa lưu luyến vừa phất phỏng vừa âu lo vừa có cái gì đó day dứt không nỡ rời xa nơi mình từng gắn bó

1.3.3. Hình ảnh "áo chàm đưa buổi phân li" + hình ảnh hoán dụ chỉ con người VB trong sắc áo chàm quen thuộc

1.3.3.1. hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tình cảm thuỷ chung, son sắc không phai không mờ của những người VB với CM mà khiến người ra đi nhớ nhung

1.3.4. nhịp thơ 3/3, 3/3/2

1.3.4.1. → nhịp thơ lạ trong thơ lục bát vì thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn

1.3.4.2. → khiến câu thơ như chia làm 2 nửa, tạo nên nhịp thơ ngập ngừng

1.3.5. Dấu (...) cuối câu thơ và hành động cầm tay nhau không nói

1.3.6. → Tâm trạng người ra đi cũng giống như tậm trạng người ở lại: nhớ thương day dứt, lưu luyến không nỡ rời xa, những cảm xúc chất chứa trong cái cầm tay không lời tạo nên khoảng lặng trống vắng, hụt hẫng trong lòng kẻ ở và người đi

1.3.7. → khung cảnh cuộc chia tay được tái hiện với không gian, thời gian, con người cụ thể. Đó là cuộc chia tay mang tính chính trị, lịch sử nhưng người đọc cảm nhận được tình cảm giống như lứa đôi trong xa cách, giống như cuộc chia tay của 1 người tình với 1 người tình

2. 2. Tái hiện lại những kỉ niệm Việt Bắc

2.1. kỉ niệm được gợi nhắc qua lời người ở lại

2.1.1. những kỉ niệm

2.1.1.1. Thiên nhiên VB: mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

2.1.1.1.1. → gợi thiên nhiên đặc trưng VB dữ dội, khắc nghiệt

2.1.1.1.2. → là hình ảnh ẩn dụ cho gian khổ, khó khăn trong những ngày đầu thành lập chiến khu

2.1.1.2. cuộc sống kháng chiến

2.1.1.2.1. hình ảnh miếng cơm chấm muối

2.1.1.2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "mối thù nặng vai"

2.1.1.2.3. → cuộc sống kham khổ, thiếu thốn, đầy những khó khăn phải đối mặt

2.1.1.3. những con người VB

2.1.1.3.1. đối: hắt hiu lau xám >< đậm đà lòng son

2.1.1.4. 1 thời CM

2.1.1.4.1. nhắc đến thời gian kháng Nhật, Việt Minh

2.1.1.4.2. nhắc đến không gian mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào

2.1.1.4.3. → những kỉ niệm được tái hiện cụ thể, chi tiết với những không gian, thời gian, sự kiện mà vẫn mang được tính khái quát. Đây là khoảng thời gian đầu tiên và cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, gian khổ nhất khi phong trào CM, kháng chiến được hình thành, được nuôi dưỡng ở VB

2.1.2. tình cảm và cảm xúc của người ở lại

2.1.2.1. cách sử dụng đại từ linh hoạt:

2.1.2.1.1. mình vừa là người ra đi

2.1.2.1.2. mình vừa là người ở lại

2.1.2.1.3. → gắn bó mật thiết, tuy 2 mà như 1 (mình là ta, ta là mình)

2.1.2.1.4. mình đi từ VB đi HN

2.1.2.1.5. mình về từ VB về HN

2.1.2.1.6. → dùng 2 từ trái ngược để chỉ cùng 1 hành động về xuôi của cq TW Đảng và chính phủ

2.1.2.1.7. → muốn khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa 2 miền xuôi ngược: HN là nhà, VB cũng là nhà của những người CM

2.1.2.2. Điệp cấu trúc câu hỏi tu từ

2.1.2.3. điệp từ "nhớ", "có nhớ"

2.1.2.3.1. →gợi băn khoăn, trăn trở, day dứt

2.1.2.3.2. → nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ

2.1.2.3.3. → tạo âm điệu, nhịp điệu

2.1.2.3.4. → khiến nỗi nhớ trở thành cảm xúc của đạo của cả bài

2.1.2.4. → các yếu tố nghệ thuật là phương tiện để truyền tải tình cảm, tư tưởng người ở lại

2.1.2.5. Câu thơ thể hiện nỗi nhớ của người VB: Mình về rừng núi nhớ ai, trám bùi để rụng, măng mai để già

2.1.2.5.1. → Nghệ thuật hoán dụ, dùng toàn thể để chỉ bộ phận khiến cho nỗi nhớ như lan toả, như mênh mang, trải rộng khắp núi rừng VB

2.1.2.5.2. Trám bùi, măng mai là những sản vật quý của núi rừng VB

2.1.2.5.3. → thể hiện tâm trạng trống vắng, hụt hẫng của người VB. Nỗi nhớ người ra đi làm cho mọi thứ vui cũng trở nên vô nghĩa, làm cho người ở lại như xao nhãng những việc quen thuộc thường ngày. Nhân vật trữ tình trong bài thơ có thể là 1 người chiến sĩ CM về xuôi đã tự hoá thân mình thành người ở lại để tái hiện kỉ niệm để nói nỗi nhớ thương, nói lên tình yêu, sự trân trọng với mảnh đất, con người VB, với CM và kháng chiến

2.2. Kỉ niệm được gợi nhắc qua lời người ra đi

2.2.1. 4 câu thơ khẳng định tình cảm thuy chung của người đi với người ở

2.2.1.1. điệp từ "mình ta" giao hoà quấn quýt, gắn bó như hình với bòng

2.2.1.2. Dùng đại từ mình để chỉ người đi và người ở

2.2.1.2.1. → tuy 2 mà như 1

2.2.1.3. các từ láy mặn mà, đinh ninh

2.2.1.4. từ nhớ

2.2.1.5. sử dụng sáng tạo thành ngữ "uống nước nhớ nguồn" → nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu

2.2.1.6. → đó là sự thuỷ chung, là nỗi nhớ nhung cũng đồng thời gợi nhắc đạo lí uống nước nhớ nguồn, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của VB

2.2.2. những kỉ niệm về thiên nhiên, cuộc sống, con người VB trong kháng chiến

2.2.2.1. câu thơ mở đầu đoạn thơ

2.2.2.1.1. điệp từ nhớ

2.2.2.1.2. so sánh nỗi nhớ như nỗi nhớ trong tình yêu lứa đôi

2.2.2.1.3. cấu trúc câu hỏi tu từ

2.2.2.1.4. → biến nỗi nhớ trở thành cảm xúc chủ đạo cảu đoạn thơ và của cả bài thơ. Nghệ thuật so sánh và cấu trúc câu hỏi tu từ còn khiến cho tình cảm, nỗi nhớ mang tính chính trị trở nên mềm mại, lãng mạn như tình yêu lứa đôi → từ đó mở ra những kỉ niệm về VB

2.2.2.2. những kỉ niệm về VB

2.2.2.2.1. Thiên nhiên

2.2.2.2.2. Con người

2.2.2.2.3. Cuộc sống VB, cuộc sống kháng chiến qua hình ảnh và âm thanh

2.2.2.2.4. → những kỉ niệm lần lượt được hổi tưởng như những thước phim quay chậm mà người ra đi tái hiện lại trong nỗi nhớ

2.2.2.2.5. → nỗi nhớ vẫn là cảm xúc chủ đạo mà nhà thơ dùng để tạo nên bức tranh VB gần gũi mà trữ tình lãng mạn gắn với cuộc sống kháng chiến

2.2.3. Bức tranh 4 mùa VB

2.2.3.1. điệp từ nhớ

2.2.3.2. cấu trúc câu hỏi tu từ

2.2.3.3. → nhấn mạnh, khắc sâu nỗi nhớ, tạo âm điệu tha thiết cho lời thơ

2.2.3.4. → có mỗi liên hệ chặt chẽ với câu thơ mở đầu bài thơ

2.2.3.5. → giống như câu thơ trả lời cho câu hỏi của người ở lại: "mình về mình có nhớ ta"

2.2.3.6. liệt kê 2 đối tượng của nỗi nhớ:

2.2.3.6.1. hoa là biểu tượng cho cái đẹp, cho những gì tinh tuý nhất của mảnh đất VB, của thiên nhiên VB

2.2.3.6.2. nỗi nhớ chia đều cho 2 nửa: nhớ cảnh, nhớ người và nhớ thiên nhiên núi rừng, cuộc sống VB

2.2.3.7. → từ đây mở ra bức tranh VB 4 mùa tươi đẹp

2.2.3.7.1. bắt đầu bằng mùa đông

2.2.3.7.2. kết thúc bằng mùa thu

2.2.3.7.3. → không tuân thủ theo trật tự thông thường, theo quy luật tuần hoàn của 4 mùa, nhà thơ thể hiện dụng ý nghệ thuật, tinh thần lạc quan, CM, tránh cảm giác buồn bã, tàn héo của mùa đông đồng thời phù hợp với hoàn cảnh chia tay (t10/1954)

2.2.3.8. mùa đông:

2.2.3.8.1. Thiên nhiên: được tạo bằng sắc màu

2.2.3.8.2. Con người Vb không được miêu tả cụ thẻ mà chỉ được gợi tả qua ánh nắng ánh lên từ con dao đi rừng gài ở thắt lưng và vị trí là trên đỉnh đèo cao

2.2.3.9. Mùa xuân:

2.2.3.9.1. thiên nhiên mùa xuân:

2.2.3.9.2. con người:

2.2.3.10. Mùa hè:

2.2.3.10.1. thiên nhiên được miêu tả bằng âm thanh và sắc màu:

2.2.3.10.2. → âm thanh và sắc màu không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ và gắn kết: tiếng ve như chiếc chìa khoá để mở ra cả 1 khu rừng lênh láng sắc vàng tươi

2.2.3.11. Mùa thu:

2.2.3.11.1. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả với không gian "rừng thu" và hình ảnh "trăng thu"

2.2.3.11.2. → ánh trăng và tiếng hát, con người và thiên nhiên không tồn tại tách biệt mà đan cài, hoà quyện tạo vẻ đẹp đồng hiện, cùng làm tôn vinh vẻ đẹp của nhau: tiếng hát như làm cho ánh trăng trở nên sáng hơn và ánh trăng làm cho tiếng hát trở nên trong hơn, vang xa hơn, vút cao hơn và tha thiết hơn. Sự đồng hiện ấy khiến chúng ta liên tưởng đên những câu thơ của nhà thơ HCM viết về VB

2.2.3.12. → bức tranh 2 mùa VB được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, bằng tình yêu, nõi nhớ của nhà thơ (nhân vật trữ tình), mỗi mùa Vb đều mang 1 vẻ đẹp tiêng, đều có thần, có hồn và đẹp nhất ở chính sự giao hoà giữa thiên nhiên và cuộc sống và con người khiến cảnh mang hơi thở của sự sống, của kháng chiến.

2.2.4. những kỉ niệm kháng chiến nơi VB qua nỗi nhớ người ra đi (khúc hùng ca Vb)

2.2.4.1. Kỉ niệm về những ngày đầu gian khổ và những chiến thắng đầu tiên

2.2.4.1.1. điệp từ nhớ

2.2.4.1.2. những kỉ niệm kháng chiến

2.2.4.2. Bức tranh toàn cảnh Vb ra trận và niềm vui chiến thắng

2.2.4.2.1. VB ra trận:

2.2.4.3. Niềm vui chiến thắng

2.2.4.3.1. điệp từ "vui" liên tục, liên tiếp trong các dòng thơ

2.2.4.3.2. trạng ngữ "trăm miền"

2.2.4.3.3. Liệt kê các địa danh trải dài từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc

2.2.4.3.4. nhịp thơ ngắn, nhanh, dồn dập, hối thúc, gấp gáp

2.2.4.3.5. → niềm vui chiến thắng lan toả khắp mọi miền đất nước cùng với chiến thắng liên tục, liên tiếp, thế thắng như chẻ tre. Niềm vui trong đoạn thơ nói riêng, trong bài thơ và những sáng tác của Tố Hữu nói chung là niềm vui của muôn người, muôn nhà, của thời đại, đất nước, dân tộc. Cảm xúc ấy thể hiện rõ PCNT thơ trữ tình, chính trị

2.2.5. → Nếu như những đoạn thơ trước là khúc tình ca về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến thì đoạn thơ này là một khúc hùng ca với âm điệu hào hùng, cảm hứng ngợi ca và niềm tự hào bất tận. Việc tái hiện lại kỉ niệm kháng chiến ấy cũng là minh chứng cho tình yêu, nỗi nhớ, cho sự biết ơn của nhân vật trữ tình với VB, với kháng chiến chống Pháp.