Nội dung 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ ở Việt Nam.

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Nội dung 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ ở Việt Nam. por Mind Map: Nội dung 3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Liên hệ ở Việt Nam.

1. Kết luận: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

2. b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:

2.1. - Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

2.1.1. + Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

2.2. - Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

2.2.1. - Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

2.2.1.1. + Về chính trị:

2.2.1.1.1. Mang bản chất chất giai cấp công nhân.  Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.  Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước (Nhà nước của dân, do dân, vì dân).  Tất cả mọi chính sách,…

2.2.1.2. + Về kinh tế:

2.2.1.2.1.  Chịu sự quy định của cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa (chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu).  Không ngững nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.

2.2.1.3. + Về Văn hóa - xã hội:

2.2.1.3.1.  Hệ tư tưởng chủ đạo trong Nhà nước là chủ nghĩa Mác - Lênin.  Kế thừa những giá trị của các Nhà nước trước đó trong xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.  Xóa bỏ sự phân hóa giai cấp, tầng lớp.  Bảo đảm quyền cơ bản của con người (tự do, bình đẳng…).

2.3. - Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

2.3.1. + Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực Nhà nước:

2.3.1.1.  Chức năng đối nội.  Chức năng đối ngoại.

2.3.2. + Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực Nhà nước:

2.3.2.1.  Chức năng kinh tế  Chức năng chính trị  Chức năng văn hóa, xã hội

2.3.3. + Căn cứ vào tính chất quyền lực Nhà nước:

2.3.3.1.  Chức năng giai cấp (trấn áp)  Chức năng xã hội (tổ chức và xây dựng)

3. a. Dân chủ xã hội chủ nghĩa:

3.1. - Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

3.1.1. + Giai đoạn 1: giai cấp công nhân làm cách mạng giành lấy dân chủ.

3.1.2. + Giai đoạn 2: giai cấp công nhân dùng dân chủ tổ chức nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động - Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

3.1.3. + Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917)

3.2. - Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

3.2.1. + Là thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, dân tộc, giải phóng con người một cách triệt để, toàn diện, thực hiện quyền tự do, bình đẳng của con người.

3.2.2. + Đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân

3.2.3. + Bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các khía cạnh sau:

3.3.  Bản chất chính trị:

3.3.1. Mang bản chất chất giai cấp công nhân.  Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Bản chất nhất nguyên).  Thừa nhận chủ thể quyền lực của Nhà nước là nhân dân (nhân dân xây dựng Nhà nước).

3.4.  Bản chất kinh tế:

3.4.1.  Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.  Chủ thể phát triển lực lượng sản xuất và thụ hưởng lợi ích là nhân dân.

3.5.  Bản chất tư tưởng - văn hóa xã hội:

3.5.1. Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội là chủ nghĩa Mác - Lênin.  Kế thừa những giá trị của các nền văn hóa trước đó.  Thực hiện giải phóng con người triệt để và phát triển toàn diện cá nhân.

4. c. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

4.1. - Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4.1.1. + Chế độ dân chủ nước ta được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đến năm 1976, tên nước được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng trong các Văn kiện của Đảng hầu như chưa sử dụng cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” mà thường nêu quan điểm “xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” gắn với “nắm vững chuyên chính vô sản”.

4.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

4.2.1. + Dân chủ là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, dân

4.2.2. chủ, công bằng, văn minh).

4.2.3. + Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa (do nhân dân làm chủ, quyền

4.2.4. lực thuộc về nhân dân)

4.2.5. + Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội (phát huy sức mạnh của nhân

4.2.6. dân, của dân tộc).

4.2.7. + Dân chủ gắn với pháp luật (gắn liền với kỷ luật, kỷ cương).

4.2.8. + Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực.

4.2.9. + Cơ chế thực hiện dân chủ: trực tiếp và gián tiếp.

4.2.10. + Thiết chế thực hiện dân chủ: thông qua nhà nước và cả hệ thống chính trị.

4.2.11. + Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (Thực hiện nhất nguyên chính trị)

4.3. - Quan niệm chung về nhà nước pháp quyền:

4.3.1. + Là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh. + Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân,…

4.4. - Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam:

4.4.1. + Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. + Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. + Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. + Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. + Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. + Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.