Cơ sở văn hoá Việt Nam Chương I. Các khái niệm cơ bản

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Cơ sở văn hoá Việt Nam Chương I. Các khái niệm cơ bản by Mind Map: Cơ sở văn hoá Việt Nam     Chương I. Các khái niệm cơ bản

1. 1.1 Khái niệm”Văn hoá là gì?"

1.1. Phương Tây: gốc Latinh "cultus".

1.1.1. -Văn hoá là sản phẩm con người sáng tạo ra cả về mặt vật chất và tinh thần. Văn hoá do con người tạo ra, chỉ riêng có của con người, được tạo ra do hoạt động có ý thức.

1.2. Phương Đông:gốc Hán -> Văn:"vẻ đẹp, nét đẹp" -> Hoá:" trở thành, làm cho trở nên".

1.2.1. =>"VĂN HOÁ” nghĩa là “làm cho đẹp, trở nên đẹp, trở thành đẹp".

1.3. =>Văn Hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

2. 1.2 Đặc trưng và chức năng

2.1. 1.2.1 Đặc trưng:

2.1.1. Tính giá trị. - Tính lịch sử, kế thừa. - Tính lưu truyền, lan truyền. - Tính nhân sinh ( là mấu chốt phân biệt văn hoá với các hiện tượng khác.)

2.2. 1.2.2 Chức năng:

2.2.1. • Tổ chức xã hội. • Định hướng thẩm mỹ. • Giao Tiếp. • Giáo dục

3. 1.3 Cấu trúc của hệ thống văn hoá (yếu tố tạo nền văn hoá)

3.1. Quan điểm của Trần Ngọc Thêm:

3.1.1. • Văn hoá tổ chức đời sống. • Văn hoá nhận thức. • Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội-văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên.

3.2. Quan điểm của Trần Quốc Vượng:

3.2.1. - Văn hoá vật chất. - Văn hoá tinh thần.

4. 2. Mối quan hệ giữa con người và văn hoá (2 chiều)

4.1. Con người: - Là chủ thể của văn hóá (là trung tâm). - Là khách thể của văn hóa. - Là đại biểu mang giá trị văn hoá.

4.2. Chủ/khách thể của văn hóa Việt Nam: • Gồm 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. • Phương thức sống chính: sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công. • Đặc trưng tính cách chung của người Việt: ° Yêu nước. ° Triết lý tình thương. ° Cần cù. ° Hiếu học. ° Đề cao chủ nghĩa anh hùng.

5. 3. Các khái niệm liên quan

5.1. 3.1 Văn minh

5.1.1. - Phương Tây: gốc Latinh "Civitas". - Phương Đông: gốc hán "Nét đẹp được toả sáng".

5.1.2. => Văn minh là khái niệm dùng để chỉ nền văn hoá của một xã hội có tổ chức, đã đạt tới trình độ phát triển tương đối cao về kĩ thuật sản xuất, thiết chế chính trị và trạng thái trí tu, đạo đức. Nó gắn liền với sự tiến hóa của con người, sự tiến bộ của xã hội, nó có sức tỏả sáng trong ko gian và thời gian.

5.2. 3.2 Văn hiến và văn vật:

5.2.1. • Văn hiến: - Là những giá trị văn hoá thiên về mặt tinh thần biểu hiện ở truyền thống văn hoá lâu đời (phong tục tập quán, tinh thần hiếu học, yêu nước,...).

5.2.2. • Văn vật: - Là những giá trị văn hóa thiên về mặt vật chất. - Biểu hiện ở nhiều nhân tài, di tích lịch sử, danh thắng.

5.3. 3.3 Di sản văn hoá:

5.3.1. - Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

6. 4. Tiếp xúc văn hoá và tiếp biến văn hoá

6.1. 4.1. Tiếp xúc văn hoá:

6.1.1. Khái niệm: là hiện tưởng xảy ra khi 2 cá thể người có nền văn hoá khác nhau tiếp xúc lâu dài, ổn định với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hoá ban đầu (điều kiện bắt buộc của khái niệm tiếp xúc văn hoá).

6.1.2. Hệ quả: Sự biến đổi này có thể tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào bản lĩnh văn hoá vững vàng của từng tộc người.

6.1.3. Các hình thức: •Tự nguyện: Truyền giáo và giao thương. •Cưỡng bức: Chiến tranh.

6.1.4. Mức độ tiếp nhận: •Chọn lọc những giá trị thích hợp. •Tiếp nhận cả hệ thống và sắp xếp lại. •Mô phỏng và biến thể một số thành tựu.

6.2. 4.2 Tiếp biến văn hoá:

6.2.1. Khái niệm: Là hiện tượng tiếp nhận có chọn lựa một số yếu tố văn hoá ngoại lai và biến đổi chúng cho phù hợp với điều kiện sử dụng bản địa, tức phù hợp với văn hoá bản địa. Và sau một thời gian sử dụng biến đổi tiếp thì chúng trởthành những yếu tố văn hoá bản địa ngoại sinh.

6.2.2. Tiếp xúc giao lưu, tiếp biến văn hoá trong văn hoá Việt Nam: • Cơ tầng Đông Nam Á. • Giao lưu tiếp biến với văn hoá Trung Hoa. • Giao lưu với văn hoá phương Tây.