1. Biểu hiện của mâu thuẩn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa trong xã hội hiện nay
1.1. Tính chất tư nhân của lao động
1.1.1. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp đều sở hữu riêng tư sức lao động của mình và sản xuất hàng hoá với mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Việc sản xuất và quyết định phân phối hoàn toàn mang tính tư nhân.
1.2. Tính chất xã hội của lao động
1.2.1. Dù sản xuất là tư nhân, nhưng sản phẩm sản xuất ra lại được trao đổi, buôn bán trên thị trường. Giá trị của hàng hoá không phải do người sản xuất định ra, mà do thị trường (tức sự cạnh tranh và quan hệ cung cầu) quyết định. Tính chất xã hội này thể hiện thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà sản xuất và sự ảnh hưởng của cung cầu, giá cả trên thị trường.
1.3. Mâu thuẫn và biểu hiện cụ thể
1.3.1. Khi nhiều người sản xuất cùng loại hàng hóa với số lượng lớn mà nhu cầu thị trường không tăng theo, giá cả hàng hóa sẽ giảm, dẫn đến việc nhiều nhà sản xuất thua lỗ.
1.3.2. Ngược lại, nếu sản xuất quá ít, không đáp ứng đủ nhu cầu, giá cả tăng cao, và xã hội sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm.
1.3.3. Trong xã hội hiện đại, mâu thuẫn này còn thể hiện qua sự bất bình đẳng xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo, và các cuộc khủng hoảng kinh tế do tình trạng sản xuất thừa hoặc thiếu.
1.3.4. Ngoài ra, sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập, phân hóa giàu nghèo cũng là hệ quả của mâu thuẫn này. Các chủ thể có tư liệu sản xuất lớn và lợi thế trên thị trường có thể chiếm lĩnh phần lớn lợi ích, trong khi những người lao động bình thường hoặc doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với khó khăn.
1.3.5. Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa không phù hợp với nhu cầu xã hội.
1.3.6. Sự lãnh phí lao động của cá nhân có thể cao/ thấp hơn so với sự lãng phí lao động mà xã hội chấp nhận.
1.3.7. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội thường không đảm bảo khả năng sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ xã hội cần thiết.
2. Ý nghĩa của tính hai mặt trong kinh tế hàng hóa
2.1. Phân tích tính hai mặt của lao động giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
2.2. Là cơ sở lý luận để giải thích sự hình thành giá trị của hàng hóa và sự vận động của các quan hệ kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
2.3. Giải thích nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn và xung đột giai cấp mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa giá trị và giá trị sử dụng.
2.4. Lao động vừa là cụ thể (tạo ra giá trị sử dụng), vừa là trừu tượng (tạo ra giá trị trao đổi). Tính chất này phản ánh sự phức tạp của quá trình sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
3. TÍNH 2 MẶT CỦA HÀNG HÓA
3.1. Mặt cụ thể
3.1.1. Khái niệm
3.1.1.1. Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng.
3.1.2. Vai trò
3.1.2.1. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Mỗi loại lao động cụ thể (như lao động của thợ mộc, thợ may, nông dân) tạo ra một loại sản phẩm cụ thể (như bàn ghế, quần áo, lúa gạo) với các giá trị sử dụng khác nhau.
3.1.3. Đặc điểm
3.1.3.1. 1.Có tính chất cá biệt, nghĩa là mỗi loại lao động cụ thể có một phương pháp, kỹ thuật, và công cụ khác nhau.
3.1.3.2. 2.Chỉ có giá trị khi nó tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của xã hội.
3.1.3.3. 3.Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, là phạm trù vĩnh viễn.
3.1.4. Ví dụ
3.1.4.1. Lao động của một thợ mộc là lao động cụ thể vì nó tạo ra các sản phẩm như bàn, ghế.
3.2. Mặt trừu tượng
3.2.1. Khái niệm
3.2.1.1. Là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao cơ bắp, thần kinh) nói chung của người sản xuất hàng hóa.
3.2.2. Vai trò
3.2.2.1. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, tức là giá trị trao đổi của hàng hóa trên thị trường.
3.2.3. Đặc điểm
3.2.3.1. 1.Mang tính chất xã hội, vì giá trị của hàng hóa chỉ được xác định khi nó tham gia vào quá trình trao đổi trên thị trường.
3.2.3.2. 2.Là sự tiêu hao sức lao động chung, được đo lường bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
3.2.3.3. 3.Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, là phạm trù lịch sử, tồn tại trong xã hội có sản xuất hàng hóa.
3.2.4. Ví dụ
3.2.4.1. Dù thợ mộc, thợ may, hay thợ rèn làm những công việc khác nhau, nhưng họ đều sử dụng sức lao động và thời gian lao động, và chính lao động trừu tượng này tạo ra giá trị cho hàng hóa.
4. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
4.1. Sự thống nhất
4.1.1. Trong quá trình sản xuất hàng hóa, lao động cụ thể và lao động trừu tượng luôn tồn tại song song và gắn liền với nhau. Một sản phẩm hàng hóa chỉ có giá trị khi nó vừa có giá trị sử dụng (tạo ra từ lao động cụ thể) vừa có giá trị trao đổi (tạo ra từ lao động trừu tượng).
4.2. Sự mâu thuẫn
4.2.1. Mặc dù cùng tồn tại trong một quá trình sản xuất hàng hóa, lao động cụ thể và lao động trừu tượng lại có những mâu thuẫn cơ bản. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, nhưng không quyết định giá trị của hàng hóa; ngược lại, lao động trừu tượng tạo ra giá trị, nhưng không quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa.
4.2.2. Lao động cụ thể có tính cá biệt và phụ thuộc vào tay nghề, phương pháp sản xuất, trong khi lao động trừu tượng có tính xã hội và phụ thuộc vào thời gian lao động xã hội cần thiết.