1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
1.1. Định hướng về phương pháp giáo dục
1.1.1. Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề
1.2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
1.2.1. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2.2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục
1.2.3. Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế.
1.2.4. Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội
2. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2.1. Tổ chức và quản lí nhà trường
2.1.1. Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lí hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.2. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
2.2.1. Hiệu trưởng được đánh giá theo chu kì và được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; được bồi dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị, quản lí giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông theo quy định.
2.2.2. Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) bảo đảm để dạy các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông
2.2.3. Nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, được bồi dưỡng về nội dung chương trình giáo dục phổ thông có liên quan đến nhiệm vụ của mỗi vị trí trong nhà trường.
2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
2.3.1. tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.4. Xã hội hoá giáo dục
2.4.1. Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân
2.4.2. Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường
2.4.3. Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường
3. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
3.1. là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.
3.2. Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lí giáo dục, các trường, cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và những người quan tâm để đánh giá chương trình, xem xét, điều chỉnh, xây dựng chương trình các môn học mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chỉnh (nếu có).
4. GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Giải thích thuật ngữ
4.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh
4.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh
4.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh
4.4.1. Năng lực ngôn ngữ
4.4.1.1. năng lực sử dụng tiếng Việt
4.4.1.2. năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
4.4.2. Năng lực tính toán
4.4.2.1. Nhận thức kiến thức toán học
4.4.2.2. Tư duy toán học
4.4.2.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4.4.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4.4.3.1. Nhận thức khoa học
4.4.3.2. Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội
4.4.3.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
4.4.4. Năng lực công nghệ
4.4.4.1. Nhận thức công nghệ
4.4.4.2. Giao tiếp công nghệ
4.4.4.3. Sử dụng công nghệ
4.4.4.4. Đánh giá công nghệ
4.4.4.5. Thiết kế kĩ thuật
4.4.5. Năng lực tin học
4.4.5.1. Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
4.4.5.2. Ứng xử phù hợp trong môi trường số
4.4.5.3. Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
4.4.5.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học
4.4.5.5. Hợp tác trong môi trường số
4.4.6. Năng lực thẩm mĩ
4.4.6.1. Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ
4.4.6.2. Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ
4.4.6.3. Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ
4.4.7. Năng lực thể chất
4.4.7.1. Chăm sóc sức khỏe
4.4.7.2. Vận động cơ bản
4.4.7.3. Hoạt động thể dục thể thao
5. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
5.1. là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông
5.2. được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
5.3. bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại
5.4. bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học
5.5. được xây dựng theo hướng mở
6. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
6.1. cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông
7. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
7.1. hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
7.2. hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: năng lực chung, năng lực đặc thù
7.3. góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
8. . KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
8.1. Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn
8.1.1. giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9)
8.1.1.1. Cấp tiểu học
8.1.1.2. Cấp trung học cơ sở
8.1.2. giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12)
8.2. Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông
8.2.1. các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc
8.2.2. các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn)
8.2.3. các môn học tự chọn
8.3. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần
9. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC
9.1. Giáo dục ngôn ngữ và văn học: có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
9.1.1. Môn Ngữ văn: Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học
9.1.2. Môn Ngoại ngữ: giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hiệu quả.
9.1.3. Môn Tiếng dân tộc thiểu số: là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hoá của các dân tộc thiểu số
9.2. Giáo dục toán học: góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học - biểu hiện tập trung của năng lực tính toán; được thực hiện ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,...trong đó Toán là môn học cốt lõi được học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.
9.3. Giáo dục khoa học xã hội: đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu (bản lĩnh, kết nối, cá tính, yêu thương) trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại
9.4. Giáo dục khoa học tự nhiên: đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan, hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu (bản lĩnh, kết nối, cá tính, yêu thương) trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đạihiên
9.5. Giáo dục công nghệ: hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ
9.6. Giáo dục tin học: đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá; hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của học sinh; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục; đồng thời cùng với các môn Toán, Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ thực hiện giáo dục STEM.
9.7. Giáo dục công dân: giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân
9.8. Giáo dục quốc phòng và an ninh: bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
9.9. Giáo dục nghệ thuật: góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh
9.9.1. Môn Âm nhạc: c tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ
9.9.2. Môn Mĩ thuật: góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung, trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực mĩ thuật - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ