ĐÔNG NAM Á THỜI HIỆN ĐẠI

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
ĐÔNG NAM Á THỜI HIỆN ĐẠI by Mind Map: ĐÔNG NAM Á THỜI HIỆN ĐẠI

1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC Ở ĐÔNG NAM Á

1.1. Đông Nam Á hải đảo

1.1.1. Indonesia

1.1.1.1. Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bắt đầu từ thế kỉ XVII.

1.1.1.2. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.

1.1.1.3. Vương quốc Mataram (đảo Java) liên kết với người Bali chống lại quân Hà Lan nhưng bị đàn áp.

1.1.1.4. Đầu thế kỉ XIX, hoàng tử của triều đình Yogyakarta là Diponegoro tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Java.

1.1.1.5. Do tương quan về lực lượng và sự chia rẻ của các vương quốc Hồi giáo, các cuộc đấu tranh của nhân dân đều bị quân đội thực dân đàn áp.

1.1.2. Philippines

1.1.2.1. Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.

1.1.2.2. Từ thế kỉ XVIII, phong trào kháng chiến của các vương quốc Hồi giáo ở Mindanao, Sulu khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.

1.1.2.3. Cuộc kháng chiến khiến thực dân Tây Ban Nha mất ba thập kỉ mới chinh phục được Philippines.

1.2. Đông Nam Á thuộc địa

1.2.1. Myanmar

1.2.1.1. Trong cuộc xâm lược lần hai, quân Anh chỉ chiếm được vùng duyên hải.

1.2.1.2. Cuộc kháng chiến của nhân dân Myanmar diễn ra mạnh mẽ chống thực dân Anh diễn ra từ 1824-1826, 1852 và 1885.

1.2.1.3. Năm 1885, Người Miến tổ chức những quân đội lớn chống lại cuộc xâm lược lần ba của quân Anh.

1.2.1.4. Chịu nhiều tổn thất nặng nề do thua kém về vũ khí, Myanmar trở thành thuộc địa của Anh.

1.2.2. Việt Nam

1.2.2.1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858-1884).

1.2.2.2. Do tương quan lực lượng và đường lối kháng chiến không nhất quán,triều Nguyễn đã phải kí Hiệp ước Harmand (1883) và Hiệp ước Patenôtre (1884) công nhận sự bảo hộ thực dân Pháp.

1.2.3. Cambodia

1.2.3.1. Sau khi vua Norodom kí Hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của pahso (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa nhân dân đã nổ ra.

1.2.3.1.1. Khởi nghĩa của hoàng thân Si Votha (1861-1892)

1.2.3.1.2. Phong trào do Achar Sva lãnh đạo ở Takéo, Campot (1863-1886)

1.2.3.1.3. Cuộc nổi dậy của nhà sư Pu Kom Pô ở Kratie (1866-1867)

1.2.4. Laos

1.2.4.1. phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí năm 1893.

2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC DẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

2.1. Cuối thế kỉ XIX-1920

2.1.1. Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo diễn chủ yếu ở Việt Nam, Laos, Cambodia.

2.1.2. Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philippines, Indonesia, Myanmar,... dưới sự dẫn dắt của các tri thức cấp tiến.

2.2. 1920-1945

2.2.1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo.

2.2.2. Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đáu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình lẫn đấu tranh vũ trang.

2.2.3. Sau khi quân phiệt Nhật dầu hàng đồng minh (1945), nhân dân một số nước như Indonesia, Việt Nam, laos đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.

2.3. 1945-1975

2.3.1. Tại Philippines, Maylaysia, Indonesia diễn ra đấu tranh yêu cầu thực dân phương Tây trao trả độc lập.

2.3.2. Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Laos, Cambodia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp-Mỹ cho đến năm 1975.

2.4. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

2.4.1. Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đồi ở khu vực Đông Nam Á như gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục,... Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.

2.4.2. Chính trị-Xã hội

2.4.2.1. Chính sách "chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt.

2.4.2.2. Gây ra nhiều tranh chấp về lãnh thổ, biên giới giữa các quốc gia trong khu vực.

2.4.3. Kinh tế

2.4.3.1. Chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu.

2.4.3.2. Phần lớn các nước trong khu vực bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.

2.4.4. Văn hóa

2.4.4.1. Áp đặt nề văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.

2.4.5. Việt Nam

2.4.5.1. Chia Việt Nam làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau.

2.4.5.2. Lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.

2.4.5.3. Chính sách thuế khóa nặng nề và độc quyền nhiều loại hàng hóa, dịch vụ làm cho nên kinh tế Việt Nam què quặt, nghèo nàn, phụ thuộc vào chính quốc.

2.5. Quá trình tái thiết và phát triển

2.5.1. Ngày nay, sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư thời kì thuộc địa.

2.5.2. Philippines

2.5.2.1. chinhd quyền Tổng thống Manuel Roxas và E. Quirino thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cứu trợ dân chúng.

2.5.3. Việt Nam

2.5.3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào "Diệt giặc đói, giặc dôt".

2.5.4. Indonesia

2.5.4.1. Chính quyền Sukarno tiến hành quốc hưuc hóa tài sản các công ty của Hà Lan, đồng thời cải cách hệ thống y tế, giáo dục,...

2.5.5. Từ những năm 60

2.5.5.1. Nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thailand, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia) triển khai chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

2.5.5.2. Mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

2.5.6. Những năm 70

2.5.6.1. Nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu.

2.5.6.2. Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài.

2.5.6.3. Tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi được bộ mặt của nhiều nước trong khu vực.

2.5.7. Ba nước Đông Dương

2.5.7.1. Cuối những năm 80, Việt Nam, Laos, Cambodia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách chuyển đổi sang nèn kinh tế thị trường.

2.5.8. Myanmar

2.5.8.1. Từ những năm 60, qua trình tái thiết và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn.

2.5.8.2. Từ 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành theo hướng dân chủ hóa. Tuy nhiên tình hình Myanmar hiện tại còn nhiều bất ổn.

2.5.9. Brunei

2.5.9.1. Sau khi tuyên bố độc lập (1/1/1984), chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi sự vào nước Anh.

2.5.9.2. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập.

2.5.9.3. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triên, đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ

2.5.10. Timo Lester

2.5.10.1. Sau khi tuyên bố độc lập (2002), chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội.

2.5.10.2. Xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra nhiều vấn đề bất ổn cho Timo Lester.

3. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

3.1. Đông Nam Á hải đảo

3.1.1. Philippines

3.1.1.1. Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu xâm lược và tổ chúc bộ máy cai trị.

3.1.1.2. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới voiws trung tâm Manila.

3.1.1.3. Sự mở rộng của Thiên Chúa giáo với nề van hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng bởi Tây Ban Nha.

3.1.1.4. Năm 1898, Mỹ thay Tây Ban Nha cai trị Philippines, Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.

3.1.2. Indonesia

3.1.2.1. Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu vương quốc Hồi giáo. Đầu thế kỉ XIX, phần lớn lãnh thổ Indonesia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan..

3.1.2.2. Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Indonesia, tiền hành quá trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn, trung tâm chính trị đặt tại Batavia (nay là Jakarta). Thi hành chế độ thuế khóa và áp bức nặng nề với người dân tại đây.

3.1.3. Singapore

3.1.3.1. Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Singapore. Năm 1824, toàn bộ Singapore trở thành thuộc địa của Anh.

3.1.3.2. Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa Châu Âu và Châu Á, từ làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực.

3.1.4. Malaysia

3.1.4.1. Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiêm Malacca (Malaysia). Mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

3.1.4.2. Cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, Anh xâm lược các tiếu vương quốc Hồi giáo như: Perak, Kedah, Kelantan, Penang,... Dẫn đến sự thành lập Malaysia thuộc Anh.

3.1.4.3. Cai trị gián tiếp qua các công sử.

3.1.4.4. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su.

3.1.4.5. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại đây.

3.2. Đông Nam Á lục địa

3.2.1. Myanmar

3.2.1.1. Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào năm: 1824-1826, 1852, 1885 và biến Myanmar thành thuộc địa.

3.2.1.2. Thực dân Anh tổ chức cai trị trực tiếp, tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý.

3.2.2. Việt Nam

3.2.2.1. Lấy cớ bảo vệ giáo sĩ và giáo dân Công giáo, 1/9/1858, Liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

3.2.2.2. Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đến năm 1867 hoàn toàn đánh chiếm cả vùng Nam Kì. Năm 1884, với Hiệp ước Patenôtre, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

3.2.3. Cambodia

3.2.3.1. Lợi dụng tình hình chính trị ở Phnom Penh bất ổn, năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Cambodia công nhận sự bảo hộ của Pháp. Năm1884, thực dân Pháp buộc chính quyền kí Hiệp ước mới, củng cố sự cai trị vủa Pháp tại đây.

3.2.4. Laos

3.2.4.1. Năm 1893, Xiêm buộc phải kí thừa nhân sự bảo hộ của Pháp ở Laos, biến vương quốc này thành xứ bảo hộ của Pháp ở trong Liên bang Đông Dương.

3.2.5. =>

3.2.5.1. Trên cơ sở thuộc địa mới xác lập, thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương với phủ toàn quyền ở Hà Nội. Pháp xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ bao gồm cai trị trực tiếp và gián tiếp thông qua quan chức bản xứ, đông thời tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô rộng lớn trên khắp Đông Dương.

4. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM

4.1. Bối cảnh, nội dung cuộc cải cách ở Xiêm

4.1.1. Bối Cảnh

4.1.1.1. Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh và Pháp mở rộng xâm lược ở Đông Nam Á lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị nhòm ngó. Anh xâm lược Myanmar và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân.

4.1.1.2. Nhận thức được điều đó, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ độc lập.

4.1.1.3. Công cuộc cải cách của Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851-1868) và Rama V (1868-1910).

4.1.2. Nội Dung

4.1.2.1. Chính trị-quân sự

4.1.2.1.1. Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

4.1.2.1.2. Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xoá bỏ.

4.1.2.1.3. Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

4.1.2.2. Kinh tế

4.1.2.2.1. Sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại,...

4.1.2.3. Xã hội

4.1.2.3.1. Xoá bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

4.1.2.4. Văn hóa

4.1.2.4.1. Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu-Mỹ du học.

4.1.2.5. Ngoại giao

4.1.2.5.1. Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

4.2. Ý nghĩa của các cuộc cải cách ở Xiêm

4.2.1. Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

4.2.2. Cuộc cải cách phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

4.2.3. Cuộc cải cách giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước.