1. Quyền lực thực tại
1.1. NGA
1.1.1. Nga là nước đứng đầu thế giới về số lượng xe tăng chiến đấu (với 21.932 chiếc) - nhiều gấp 3 lần tổng số xe tăng của Mỹ. Nga cũng nhiều xe chiến đấu thiết giáp nhất (hơn 50.000 chiếc) và pháo tự hành
1.1.2. Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga có lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới, lực lượng không quân mạnh thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) và lực lượng hải quân mạnh thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ).
1.1.3. Nga có mức chi tiêu quân sự cao thứ tư thế giới, chi 61,7 tỷ USD vào năm 2021 dựa trên tỷ giá hối đoái cố định hoặc thị trường.
1.1.4. Tính đến năm 2024, GDP danh nghĩa của Nga ước tính khoảng 2,2-2,5 nghìn tỷ USD, đứng khoảng thứ 10-12 thế giới, tùy theo các báo cáo và tổ chức tài chính.
1.1.4.1. Theo thước đo này, nền kinh tế Nga lớn hơn nhiều, đứng thứ 5-6 trên thế giới với khoảng 5-6 nghìn tỷ USD PPP, do chi phí sinh hoạt tại Nga thấp hơn so với các nước phát triển.
1.1.5. Dân số Nga giảm đều đặn từ những năm 1990, đặc biệt là sau sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2020 đến 2023, Nga ghi nhận tốc độ tăng trưởng dân số trung bình ở mức âm 0,3%/năm.
1.2. MỸ
1.2.1. Số liệu do Ngân hàng Thế giới cung cấp năm 2022: Đứng đầu trong bảng xếp hạng các nước về lực lượng quân sự là Mỹ với mức chi tiêu quân sự lên tới 877 tỷ USD.
1.2.2. Mỹ cũng dẫn đầu toàn cầu về tiến bộ công nghệ, xuất sắc trong lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và máy tính/viễn thông.
1.2.2.1. Quốc gia này sở hữu 13.300 máy bay, trong đó có 983 chiếc là trực thăng tấn công và quân số hiện lên tới 1.832.000 người. Mỹ có tổng cộng 13.398 máy bay, với 5.760 trực thăng - nhiều nhất thế giới.
1.2.3. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng là lớn nhất, ở mức 716 tỷ USD. Hiện lực lượng này có khoảng 14.000 máy bay và trực thăng, rải khắp 5 quân chủng. Số máy bay này nhiều hơn 7 nước kế tiếp cộng lại.
1.2.4. Tính đến năm 2024, dân số của Mỹ được ước tính khoảng 334 triệu người. Đây là quốc gia đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Dân số Mỹ có đặc điểm đa dạng với sự pha trộn từ nhiều nhóm dân tộc và văn hóa khác nhau. Mỹ cũng có tốc độ tăng dân số khá ổn định, chủ yếu nhờ vào di cư và tỷ lệ sinh tự nhiên. Các bang đông dân nhất bao gồm California, Texas, Florida và New York.
2. Quyền lực tiềm năng
2.1. NGA
2.1.1. Một tài liệu được công bố trên trang web của Quốc hội Nga cho biết khoản tăng chi tiêu quốc phòng mới nhất theo kế hoạch, sẽ đưa ngân sách quốc phòng của Nga lên 13,5 nghìn tỷ Ruble (145 tỷ USD) vào năm 2025, tăng từ 10,4 nghìn tỷ Ruble vào năm 2024
2.1.1.1. Tổng chi tiêu cho quốc phòng và an ninh sẽ chiếm khoảng 40% tổng chi tiêu của Chính phủ Nga - dự kiến ở mức 41,5 nghìn tỷ Ruble vào năm 2025.
2.1.2. Ngân hàng Trung ương Nga dự báo GDP sẽ tăng trưởng từ 3,5% đến 4,0%. Bộ Phát triển Kinh tế Nga cũng đưa ra con số gần tương tự là 3,9%. OECD nâng dự báo tăng trưởng GDP của Nga cho năm 2024 lên 3,7%, cao hơn dự kiến trước đó.
2.1.2.1. Năm 2025, dự báo tăng trưởng chậm lại, với mức 0,5% đến 1,5% theo Ngân hàng Trung ương Nga và 1,1% theo OECD. Sự tăng trưởng này phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế Nga, mặc dù vẫn chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt và lạm phát cao.
2.2. MỸ
2.2.1. Lực lượng Không quân Mỹ đã và đang thúc đẩy quá trình hiện đại hoá trang bị với nỗ lực nghiên cứu, phát triển và đưa vào trang bị các máy bay tàng hình, phương tiện răn đe chiến lược đường không thế hệ mới, máy bay không người lái…
2.2.1.1. Theo kế hoạch, Không quân Mỹ sẽ trang bị ít nhất 100 chiếc B-21 Raider tác chiến cùng 75 chiếc B-52H hiện đại hóa và B-21 Raider sẽ chính thức được trang bị vào năm 2026 hoặc 2027.
2.2.2. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP là 2,1% năm 2023 và 1,5% năm 2024, cao gấp đôi so với dự báo đưa ra cho nền kinh tế Anh nói riêng và cao hơn tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu nói chung.
2.2.2.1. Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì những con số này lần lượt là 2,4% năm 2023 và 1,5% năm 2024.
2.2.2.2. Dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ chậm lại ở mức 1,5% vào năm 2024 trước khi tăng lên 1,7% vào năm 2025.
3. Quyền lực hữu hình
3.1. NGA
3.1.1. Quân sự
3.1.1.1. Kho vũ khí hạt nhân: Ước tính Nga sở hữu khoảng 6.257 đầu đạn hạt nhân, chiếm khoảng 1/3 tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới.
3.1.1.2. Chi tiêu quốc phòng năm 2021: Khoảng 61,4 tỷ USD, chiếm khoảng 3,9% GDP.
3.1.1.3. Xuất khẩu vũ khí: Nga thường xuyên nằm trong top 3 nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20-25% thị phần toàn cầu.
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1. Dầu khí: một trong những nhà sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới, với trữ lượng dầu khí khổng lồ, đặc biệt là ở Siberia.
3.1.2.2. Kim loại: các kim loại quý hiếm như vàng, bạch kim,...
3.1.2.3. Than đá: trữ lượng than đá dồi dào, đặc biệt là ở vùng Siberia.
3.1.3. Diện tích đất đai
3.1.3.1. lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 17.098.246 km², Nga chiếm gần 1/9 diện tích đất liền của Trái Đất.
3.2. MỸ
3.2.1. Quân sự
3.2.1.1. Máy bay quân sự: khoảng 13.000 chiếc, gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom
3.2.1.2. Tàu sân bay, tàu chiến và tàu ngầm: hơn 490 tàu chiến, 11 tàu sân bay hạt nhân
3.2.1.3. Xe tăng: ~6.200 chiếc
3.2.1.4. Ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới
3.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.2.2.1. Dầu mỏ: sản lượng khai thác lớn, đứng đầu thế giới
3.2.2.2. Khí đốt: đứng đầu thế giới (93 tỷ m3/năm)
3.2.2.3. Than đá: dự trữ ~23% lượng than toàn cầu
3.2.3. Diện tích đất đai
3.2.3.1. Diện tích lãnh thổ: ~9,38 triệu km2. Đường biển: 19.924 km
4. Quyền lực vô hình
4.1. NGA
4.1.1. Nga là một trong những thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc và giữ một trong năm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an. Điều này cho phép Nga có quyền phủ quyết các nghị quyết quan trọng, đảm bảo lợi ích quốc gia và có tiếng nói đáng kể trong các vấn đề toàn cầu.
4.1.2. Nga tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế khác như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU),... giúp mở rộng ảnh hưởng và hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt ở khu vực Châu Á.
4.1.2.1. Mặc dù không phải là nhà tài trợ lớn nhất, Nga vẫn đóng góp vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực mà Nga có lợi thế như năng lượng, an ninh và vũ trụ.
4.2. MỸ
4.2.1. Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và duy trì các tổ chức như Liên Hợp Quốc, NATO, IMF, và Ngân hàng Thế giới, đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất cho nhiều chương trình phát triển toàn cầu, viện trợ nhân đạo và nghiên cứu y tế (WHO, UNICEF)
4.2.1.1. Mỹ thúc đẩy các liên minh chiến lược (ví dụ: NATO, AUKUS, QUAD), giúp duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
4.2.2. Các hãng thông tấn Mỹ (CNN, Bloomberg, The New York Times) định hình dư luận và cung cấp thông tin cho hàng tỷ người.
5. Quyền lực cứng
5.1. NGA
5.1.1. Nga sở hữu khoảng 6.375 đầu đạn hạt nhân, trong đó có khoảng 1.500 đầu đạn sẵn sàng sử dụng (theo dữ liệu của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí - Arms Control Association). Năm 2023, Nga chi khoảng 65 tỷ USD cho quốc phòng (khoảng 4,3% GDP).
5.1.1.1. Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới. Nga có khoảng 24% trữ lượng khí đốt tự nhiên toàn cầu và là nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu.
5.1.2. Biện pháp trả đũa kinh tế các nước phương Tây
5.1.2.1. Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Brussels tiếp tục cố gắng gây áp lực lên Moscow thông qua các biện pháp trừng phạt đơn phương. Nga coi những hành động như vậy của EU là bất hợp pháp, làm suy yếu các đặc quyền pháp lý quốc tế của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bộ này cũng khẳng định sẽ tiếp tục đáp trả các hành động “thù địch” của các nước phương Tây.
5.1.2.2. Bộ Ngoại giao Nga ngày 23/6 cho biết họ đang mở rộng danh sách những người bị cấm đến nước này để đáp trả gói trừng phạt mới nhất của EU và sẽ tiếp tục phản ứng "một cách thích hợp".
5.2. MỸ
5.2.1. Với ngân sách quốc phòng và sức mạnh quân sự lớn, Mỹ chiếm hơn 40% chi tiêu quốc phòng toàn cầu với vô số vũ khí hiện đại, sức mạnh hải quân, không quân giúp cho Mỹ đứng vững trước nhiều nước lớn.
5.2.2. Nền kinh tế chiếm khoảng 24% GDP toàn cầu. Mỹ kiểm soát các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng Thế giới, và WTO. Với USD chiếm hơn 59% dự trữ ngoại hối toàn cầu vào năm 2023.
5.2.3. Có khả năng gây áp lực lên các quốc gia thông qua biện pháp trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế,...
5.2.3.1. Mỹ đã gửi hàng tỷ USD giá trị vũ khí, bao gồm cả các hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, hệ thống phòng không Patriot, HIMARS (pháo phản lực cơ động cao), và các loại đạn dược.
5.2.3.2. Mỹ đã áp dụng hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm đóng băng tài sản của các cá nhân và công ty Nga, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao, và cấm vận dầu khí.
5.2.3.3. Mỹ vận động quốc tế tẩy chay Nga tại các tổ chức quốc tế, làm giảm khả năng Nga tiếp cận thị trường toàn cầu.
6. Quyền lực mềm
6.1. NGA
6.1.1. Văn hóa Nga có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khiêu vũ và khoa học. Những tên tuổi nổi tiếng như Tolstoy, Tchaikovsky, và Rachmaninoff là biểu tượng cho nền văn hóa đậm đà của đất nước này.
6.1.2. Chính phủ Nga cung cấp nhiều chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế, bao gồm Chương trình học bổng của Chính phủ Nga cho sinh viên các nước đang phát triển.
6.1.2.1. Những chương trình này giúp thu hút sinh viên từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và các quốc gia châu Phi. Thông qua các học bổng này, Nga không chỉ gia tăng lượng sinh viên quốc tế mà còn củng cố mối quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa với các quốc gia này.
6.1.3. Chính sách ngoại giao của Nga năm 2024 được dự kiến sẽ tiếp tục tập trung vào các định hướng chiến lược chính đã được thiết lập:
6.1.3.1. Chuyển hướng sang Á-Âu: Nga đang nhấn mạnh vào quan hệ đối tác với các nước Á-Âu, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những đối tác chiến lược quan trọng.
6.1.3.2. Đối đầu với phương Tây: Nga tiếp tục đối phó với các biện pháp trừng phạt và áp lực từ phương Tây bằng cách thúc đẩy các cơ chế hợp tác không dựa trên “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” mà phương Tây ủng hộ.
6.2. MỸ
6.2.1. Các chỉ số về mặt xã hội cho thấy, Mỹ thu hút số lượng người nhập cư nước ngoài gấp gần sáu lần so với Đức, quốc gia đứng thứ hai.
6.2.1.1. Trong số 1,6 triệu sinh viên trên thế giới du học nước ngoài, có tới 28% nhập học ở các trường đại học Mỹ, so với 14% theo học ở Anh…
6.2.2. Văn hóa Mỹ tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trên toàn cầu khi nhiều trẻ em trên thế giới đều thích phim của hãng hoạt hình Disney và người trưởng thành thì đều xem phim “bom tấn”, nổi tiếng của Hollywood.
6.2.2.1. Mỹ cũng là quốc gia có thành tích thi đấu thành công nhất trong các kỳ Olympic thế giới; là nơi có nhiều trường đại học nổi tiếng, thu hút số lượng lớn sinh viên quốc tế đến học.
6.2.2.2. Mỹ xếp số một về số lượng giải Nobel vật lý, hóa học và kinh tế; xếp thứ hai ngay sau Pháp về số lượng giải Nobel văn học. Số lượng bài báo, tạp chí và nghiên cứu khoa học được công bố nhiều gấp gần 4 lần so với nước đứng thứ hai là Nhật Bản.
6.2.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ những năm gần đây:
6.2.3.1. Joe Biden đã chú trọng việc phục hồi các mối quan hệ đồng minh truyền thống của Mỹ, đặc biệt là với NATO và Liên minh châu Âu, và tái gia nhập các tổ chức quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và WHO.
6.2.3.2. Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh Châu Á: Mỹ cũng đã tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Australia, cũng như mở rộng sáng kiến AUKUS.
6.2.3.3. Hỗ trợ các quốc gia có nguy cơ đối mặt với xung đột: Mỹ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia đang gặp khủng hoảng, bao gồm các cuộc xung đột tại Yemen, Syria và khu vực Sahel.
7. Quyền lực chính trị
7.1. NGA
7.1.1. Ảnh hưởng khu vực và sử dụng quyền lực cứng: Nga tập trung vào khu vực Á-Âu, sử dụng sức mạnh quân sự và năng lượng để gây ảnh hưởng, đặc biệt với các nước láng giềng.
7.1.1.1. Ví dụ: Nga sáp nhập Crimea (2014) và can thiệp quân sự vào Ukraine (2022), bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
7.2. MỸ
7.2.1. Vị thế siêu cường toàn cầu: Mỹ giữ vai trò lãnh đạo trong nhiều tổ chức quốc tế (như NATO, G7, G20) và có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến thương mại.
7.2.1.1. Ví dụ: Mỹ dẫn đầu trong việc thiết lập các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine (2022). Washington cũng tập hợp các nước phương Tây để hỗ trợ Ukraine về quân sự và tài chính.
8. Quyền lực kinh tế
8.1. NGA
8.1.1. Sức mạnh năng lượng: Nga là nhà xuất khẩu lớn dầu mỏ và khí đốt, đặc biệt tới châu Âu, nhưng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên. GDP của Nga chỉ khoảng 2,2 nghìn tỷ USD (năm 2023), tương đương 1/10 của Mỹ, phụ thuộc lớn vào xuất khẩu năng lượng với tỷ lệ đóng góp năng lượng chiếm khoảng 45% ngân sách quốc gia.
8.2. MỸ
8.2.1. Nền kinh tế lớn nhất thế giới: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ lớn nhất đạt hơn 25 nghìn tỷ USD (năm 2023), chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu. Nền kinh tế đa dạng, phát triển mạnh trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế, và dịch vụ: Các công ty công nghệ như Apple, Microsoft và Google có giá trị thị trường vượt xa nền kinh tế của nhiều quốc gia.
8.2.2. Thống trị hệ thống tài chính quốc tế: Đồng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, và Mỹ kiểm soát các tổ chức tài chính lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
9. Quyền lực quân sự
9.1. NGA
9.1.1. Quân đội lớn nhưng bị hạn chế: Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, Nga tập trung quân sự vào khu vực Á-Âu và Trung Đông, với khả năng triển khai hạn chế ngoài các khu vực này
9.1.2. Liên minh hạn chế: Nga lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), nhưng liên minh này chỉ bao gồm các quốc gia Á-Âu và không mạnh về quân sự
9.2. MỸ
9.2.1. Quân đội hiện đại nhất thế giới: Với ngân sách quốc phòng lớn, Mỹ duy trì lực lượng toàn cầu qua các căn cứ quân sự trên khắp các châu lục. Mỹ có nhiều căn cứ quân sự trên biển của nhiều quốc gia đồng minh ở Đức, Nhật Bản, và Hàn Quốc, đóng vai trò trung tâm trong các chiến lược khu vực.
9.2.2. Liên minh mạnh mẽ: Mỹ là thành viên chủ chốt của NATO, liên minh quân sự lớn nhất thế giới, với 31 quốc gia thành viên.
10. Quyền lực văn hoá
10.1. NGA
10.1.1. Ảnh hưởng văn hóa truyền thống và nghệ thuật cổ điển: Nga nổi tiếng với di sản nghệ thuật cổ điển như âm nhạc, văn học và múa ba lê
10.1.1.1. Ví dụ: Các tác phẩm văn học Nga như Chiến tranh và hòa bình tiếp tục được dịch và đọc trên toàn thế giới, nhưng ảnh hưởng không phổ biến như các sản phẩm đại chúng của Mỹ.
10.1.2. Đẩy mạnh giá trị truyền thống: Nga tập trung vào việc quảng bá các giá trị bảo thủ, tôn giáo và truyền thống gia đình, đặc biệt tại các nước có quan điểm tương đồng.
10.1.3. Ngôn ngữ khu vực: Tiếng Nga có ảnh hưởng trong các nước thuộc Liên Xô cũ và một số cộng đồng ở Đông Âu và Trung Á.
10.2. MỸ
10.2.1. Thống trị văn hóa đại chúng toàn cầu: Mỹ là cái nôi của các ngành công nghiệp giải trí như Hollywood, âm nhạc (Pop, Hip-hop), và công nghệ (Netflix, YouTube).
10.2.1.1. Ví dụ: Phim Marvel, Disney và các nền tảng như Spotify,... làm lan tỏa giá trị Mỹ về tự do và cá nhân.
10.2.2. Giá trị tự do và dân chủ: Mỹ quảng bá giá trị nhân quyền, tự do cá nhân và bình đẳng thông qua văn hóa, nghệ thuật và ngoại giao đối với các khu vực trên thế giới
10.2.2.1. Ví dụ: Các phong trào xã hội như #MeToo và Black Lives Matter không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ mà còn lan tỏa đến nhiều quốc gia.
10.2.3. Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là ngôn ngữ chính trong ngoại giao, thương mại, giáo dục và văn hóa, giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng toàn cầu.