Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á by Mind Map: Chủ đề 3: Quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á

1. Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1.1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

1.1.1. Đông Nam Á hải đảo

1.1.1.1. Bao gồm cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan tại In-đô-nê-xi-a và cuộc kháng chiến chống thực dân Tây Ban Nha tại Phi-lip-pin từ thế kỉ XVI đến XVIII.

1.1.1.2. Những cuộc đấu tranh này đều bị quân đội thực dân đàn áp, tuy nhiên chúng đã truyền cảm hứng cho các phong trào đấu tranh độc lập trong tương lai.

1.1.2. Đông Nam Á lục địa

1.1.2.1. Mi-an-ma: Cuộc kháng chiến chống Anh, chịu thua và trở thành thuộc địa.

1.1.2.2. Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Pháp, gây tổn thất cho Pháp nhưng phải kí hiệp ước công nhận nền bảo hộ.

1.1.2.3. Cam-pu-chia: Nhiều cuộc KN chống Pháp sau khi kí hiệp ước bảo hộ.

1.1.2.4. Lào: Phong trào chống Pháp bùng nổ sau khi kí hiệp ước bảo hộ.

1.2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1.2.1. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

1.2.1.1. Chính trị-xã hội: chia rẽ và xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền, tranh chấp biên giới, lãnh thổ.

1.2.1.2. Kinh tế: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, phụ thuộc vào thị trường phương Tây.

1.2.1.3. Văn hoá: áp đặt nền văn hoá nô dịch, hạn chế hoạt động giáo dục

1.2.1.4. Việt Nam: lập ra nhiều xứ tự trị làm phức tạp vấn đề vùng miền, tôn giáo,…chính sách thuế nặng nề làm nền kinh tế Việt Nam trở nên suy tàn

1.2.2. Quá trình tái thiết và phất triển

1.2.2.1. Sau Chiến tranh thế giới II, Đông Nam Á tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và thuộc địa.

1.2.2.2. Từ những năm 60, các nước sáng lập ASEAN triển khai chính sách CNH để xoá bỏ nghèo nàn và phát triển KT tự chủ.

1.2.2.3. Trong vòng một thập kỉ, các nước ASEAN phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.

1.2.2.4. Vào những năm 70, các nước ASEAN thực hiện chiến lược CNH hướng tới XK

2. Bài 5. Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2.1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam

2.1.1. Đông Nam Á hải đảo

2.1.1.1. Bồ Đào Nha xâm chiếm Ma-lắc-ca, mở đầu quá trình xâm lược phương Tây ở ĐNA.

2.1.1.2. Tây Ban Nha xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị tại Phi-lip-pin, thay thế bởi Mỹ sau này.

2.1.1.3. Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a và cai trị trực tiếp, thi hành chế độ thuế và áp bức nặng nề.

2.1.1.4. Anh xâm lược và cai trị gián tiếp các tiểu quốc Hồi giáo tại Ma-lai-xi-a, thiết lập cảng Xin-ga-po làm trung tâm KT khu vực.

2.1.2. Đông Nam Á lục địa

2.1.2.1. Mi-an-ma: Thuộc địa Anh từ năm 1885.

2.1.2.2. Việt Nam: Pháp xâm lược từ năm 1858, hoàn thành xong đánh chiếm Nam Bộ vào năm 1867. Hiệp ước Pa-tơ-nốt ký năm 1884.

2.1.2.3. Cam-pu-chia: Thuộc địa Pháp từ năm 1863, ký hiệp ước mới năm 1884.

2.1.2.4. Lào: Thuộc địa Pháp từ năm 1893, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

2.1.2.5. Thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương, cai trị trực tiếp và gián tiếp, khai thác thuộc địa.

2.2. Công cuộc cải cách ở Xiêm

2.2.1. Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

2.2.1.1. Bối cảnh

2.2.1.1.1. Xiêm trở thành vùng đệm giữa Anh và Pháp trong cuộc xâm lược ở Đông Nam Á

2.2.1.1.2. Cải cách chủ yếu diễn ra dưới triều vì của vua Ra-ma IV và Ra-ma V

2.2.1.2. Nội dung

2.2.1.2.1. Chính trị, quân sự: Tổ chức lại hệ thống chính quyền, giải tán hội đồng quý tộc và xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại

2.2.1.2.2. Kinh tế: Sử dụng cố vấn ngoại quốc phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại.

2.2.1.2.3. Xã hội: Xoá bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm, thành lập trường đại học và cử sinh viên du học.

2.2.1.2.4. Ngoại giao: Xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng và xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới

2.2.2. Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

2.2.2.1. Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử Xiêm, phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa, với nhiều thành tựu quan trọng.

2.2.2.2. Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo và linh hoạt trong vận dụng yếu tố thời đại.

2.2.2.3. Giúp Xiêm giữ vững chủ quyền đất nước và tránh nguy cơ trở thành một nước thuộc địa.

2.2.2.4. Là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.