Ôn tập sinh 10 HK1

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Ôn tập sinh 10 HK1 by Mind Map: Ôn tập sinh 10 HK1

1. Tế bảo nhân sơ

1.1. Đặc điểm chung

1.1.1. Kích thước nhỏ -> tỉ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trường nhanh chóng -> sinh trưởng, sinh sản nhanh.

1.1.2. Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân).

1.1.3. Không có các bào quan có mảng bao bọc.

1.2. Vai trò của các thành phần cấu tạo

1.2.1. Thành tế bào: quy định hình dạng, bảo vệ, chống áp lực nước đi vào tế bào.

1.2.1.1. Ở vi khuẩn Gram âm: lớp màng ngoài có chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide, lớp peptidoglycan mỏng.

1.2.1.2. Ở vi khuẩn Gram dương: không có lớp màng ngoài, lớp peptidoglycan dày.

1.2.2. Màng sinh chất: kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào, thực hiện một số quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.

1.2.3. Tế bào chất: nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào;là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein do phân bố trong tế bào chất có nhiều ribosome 70S.

1.2.4. Vùng nhân: chứa phân tử DNA mang thông tin di truyền quy định đặc điểm tế bào.

1.2.5. Vỏ nhầy: bảo vệ tế bào

1.2.6. Lông: giúp vi khuẩn bám trên tế bào hoặc các bề mặt khác,

1.2.7. Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.

2. Tế bào nhân thực

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ.

2.1.2. Có nhân hoàn chỉnh

2.1.3. Tế bào chất được chia thành các xoang riêng biệt nhờ hệ thống nội màng và có nhiều bào quan có màng bao bọc. Tế bào chất được chia thành các xoang riêng biệt nhờ hệ thống nội màng và có nhiều bào quan có màng bao bọc.

2.2. Cấu tạo

2.2.1. Lưới nội chất: là hệ thống màng lipoprotein,nguồn gốc từ màng sinh chất hoặc màng nhân.Gồm hệ thống các kênh,túi và ống thông nhau,chia tế bào chất thành các xoang.

2.2.1.1. Lưới nội chất hạt: đính các hạt ribosome.Có chức năng tổng hợp protein.

2.2.1.2. Lưới nội chất trơn: chứa nhiều enzyme.Có chức năng tổng hợp lipid,chuyển hoá đường,phân giải các chất độc.

2.2.2. Nhân

2.2.2.1. Màng nhân: màng kép,trên có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện trao đổi chất giữa nhân với tế bào.

2.2.2.2. Nhân con: tổng hợp rRNA.

2.2.3. Ti thể: hình cầu hoặc bầu dục,bao bọc bởi 2 lớp màng,bên trong chứa chất nền.

2.2.3.1. Màng ngoài trơn nhẵn,màng trong gấp nếp tạo thành các mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.

2.2.4. Bộ máy Golgi

2.2.5. Lục lạp (ở tảo và thực vật)

2.2.6. Màng sinh chất

3. Nguyên tố hóa học và nước

3.1. Các nguyên tố hóa học

3.1.1. Khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống, chia thành 2 nhóm là đa lượng và vi lượng.

3.1.1.1. Các nguyên tố đa lượng:C, H, O, N, P, Ca, K, S, Na, Cl, Mg,..

3.1.1.2. Các nguyên tố vi lượng:Fe, I, Mo, Zn, Cu,..

3.1.2. Các nguyên tố chính trong tế bào gồm:C, H, O, N, P, S. Trong đó Carbon có vai trò quan trọng vì cấu trúc có thể liên kết với chính nó mà nhiều nhóm chức khác nhau.

3.2. Nước và vai trò sinh học của nước

3.2.1. Cấu tạo và tính chất

3.2.1.1. 1 phân tử O liên kết 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị.

3.2.1.2. Có tính phân cực -> dễ dàng liên kết với nhau và với các phân tử khác bằng liên kết hydrogen.

3.2.2. Vai trò sinh học

3.2.2.1. Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.

3.2.2.2. Là dung môi hòa tan nhiều chất, là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa.

3.2.2.3. Đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ tế bào, cơ thể.

4. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

4.1. Vận chuyển thụ động và chủ động

4.1.1. Thụ động

4.1.1.1. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp,không tốn năng lượng.

4.1.1.2. Khuếch tán (với chất tan)

4.1.1.3. Thẩm thấu (với nước)

5. Các phân tử sinh học trong tế bào

5.1. DNA

5.1.1. Cấu tạo

5.1.1.1. Xoắn kép, gồm 2 mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau, xoắn đều từ trái sang phải quanh 1 trục tưởng tượng theo chu kì.

5.1.1.2. Mỗi chuỗi polynucleotide cấu tạo từ các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.

5.1.1.3. 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A=T;G≣X bằng liên kết hydrogen)

5.1.1.4. Cấu tạo gồm 3 phần: đường deoxyribose (5C), gốc phosphate và nitrogenous base.

5.1.1.5. Phân tử DNA ở sinh vật nhân sơ có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng;ở sinh vật nhân thực có cấu trúc xoắn kép dạng không vòng.

5.1.2. Chức năng

5.1.2.1. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

5.2. RNA

5.2.1. Cấu tạo chung

5.2.1.1. Theo nguyên tắc đa phân.

5.2.1.2. Cấu tạo gồm 3 phần: đường ribose (5C), gốc phosphate và nitrogenous base.

5.2.1.3. Hầu hết các phân tử RNA chỉ gồm 1 chuỗi polynucleotide.

5.2.2. Phân loại và chức năng

5.2.2.1. Cấu trúc

5.2.2.1.1. mRNA: dạng mạch thẳng, không có liên kết hydrogen.

5.2.2.1.2. tRNA: dạng 3 thùy, một thùy mang bộ ba đối mã, có liên kết hydrogen

5.2.2.1.3. rRNA: xoắn kép cục bộ, có liên kết hydrogen.

5.2.2.2. Chức năng

5.2.2.2.1. mRNA: làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein (dịch mã).

5.2.2.2.2. tRNA: vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã

5.2.2.2.3. rRNA: thành phần cấu tạo ribosome.