6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật by Mind Map: 6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

1. Cái chung và cái riêng

1.1. Khái niệm

1.1.1. Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, hiện tượng mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác

1.1.2. Cái riêng( cái đặc thù ) là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhất định

1.2. Mối quan hệ

1.2.1. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung

1.2.2. Trong những điều kiện nhất định, cái riêng lẻ có thể chuyển hóa thành cái chung và cái chung cũng có thể chuyển hóa thành cái riêng lẻ

1.2.3. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng

1.2.4. Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan

1.3. Ý nghĩa

1.3.1. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng ở trong các sự vật, hiện tượng cụ thể

1.3.2. Vì cái riêng tồn tại trong mối liên hệ với cái chung nên không nên tuyệt đối hóa cái riêng

2. Nguyên nhân và kết quả

2.1. Khái niệm

2.1.1. Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định nào đó

2.1.2. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,hiện tượng với nhau gây ra

2.2. Mối quan hệ

2.2.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nguyên nhân xuất hiện trước kết quả

2.2.2. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau, và ảnh hưởng tới nhau

2.3. Ý nghĩa

2.3.1. Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nên trong nhận thức và thực tiễn cần có cách nhìn toàn diện

2.3.2. Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên ta cần phải tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan

3. Tất nhiên và ngẫu nhiên

3.1. Khái niệm

3.1.1. Tất nhiên là cái do mối liên hệ bản chất, những nguyên nhân cơ bản bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được

3.1.2. Ngẫu nhiên là cái do mối liên hệ không bản chất, do những nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định, có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện thể này hoặc thể khác

3.2. Mối quan hệ

3.2.1. Đều tồn tại khách quan trong hiện thực, có vai trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật và hiện tượng và trong đó tất nhiên giữ vai trò quyết định

3.2.2. Tất nhiên quy định ngẫu nhiên, ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện, là cái bổ sung cho tất nhiên

3.2.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau

3.2.4. Tất nhiên chi phối sự phát triển của sự vật, hiện tượng, còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hoặc chậm

3.3. Ý nghĩa

3.3.1. Vì ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật nên trong thực tiễn cần phải có các phương án dự phòng

3.3.2. Cái tất nhiên đi liền với bản chất của sự vật, còn ngẫu nhiên thì không. Các hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái tất nhiên nhưng mà cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên

4. Nội dung và hình thức

4.1. Khái niệm

4.1.1. Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố tại nên sự vật, hiện tượng

4.1.2. HÌnh thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó

4.2. Mối quan hệ

4.2.1. Nội dung và hình thức có sự tác động qua lại với nhau

4.2.2. Nội dung và hình thức có mối liên kết chặt chẽ với nhau, có tính thống nhất biện chứng với nhau

4.2.3. Nội dung thay đổi dẫn tới hình thức thay đổi. Một nội dung có thể biểu hiện bằng nhiều hình thức, cùng một hình thức có thể chứa nhiều nội dung

4.3. Ý nghĩa

4.3.1. Trong hoạt động thực tiễn, cần phải phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng hình thức, đối với nội dung cần chọn ra một hình thức phù hợp

4.3.2. Nội dung và hình thức phải luôn thống nhất với nhau

4.3.3. Nên có sự đổi mới trong việc sử dụng hình thức, thay đổi những hình thức không còn phù hợp với nội dung, tránh cản trở sự phát triển của nội dung

5. Bản chất và hiện tượng

5.1. Khái niệm

5.1.1. HIện tượng là sự biểu hiện của những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài, mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức biểu hiện bản chất của sự vật, hiện tượng

5.1.2. Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vật động và phát triển của sự vật đó

5.2. Mối quan hệ

5.2.1. Bản chất là cái chung nhất, còn hiện tượng là cái riêng biệt, phong phú hơn và đa dạng hơn.

5.2.2. Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất vừa đối lập trong mỗi sự vật

5.2.3. Bản chất quyết định hiện tượng. Bản chất thay đổi sẽ dẫn theo hiện tượng thay đổi

5.3. Ý nghĩa

5.3.1. Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng thì phải xuất phát từ quá trình thực tế, phải đi sâu vào bản chất của sự vật và cần phải trải qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng được bản chất

5.3.2. Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng

6. Khả năng và hiện thực

6.1. Khái niệm

6.1.1. Khả năng là cái chưa có nhưng nhất định sẽ có, sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng

6.1.2. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và những hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức

6.2. Mối quan hệ

6.2.1. Trong cùng những điều kiện nhất định, một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng

6.2.2. Để khả năng trở thành hiện thực, cần phải có một tập hợp các điều kiện

6.2.3. Khả năng và hiện thực đều tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ,không tách rời nhau và luôn chuyển hóa lẫn nhau

6.2.4. Để khả năng biến thành hiện thực cần có những yếu tố khách quan và chủ quan

6.3. Ý nghĩa

6.3.1. Cần phân biệt khả năng và cái không khả năng, cần dựa vào hiện thực để đưa ra phương hướng hành động trong hoạt động thực tiễn

6.3.2. Trong đời sống cần biến khả năng thành hiện thực để nó có thể phát huy tính năng động chủ quan của con người trong việc nhận thực và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực, giúp thúc đẩy xã hội phát triển