TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN

Lancez-Vous. C'est gratuit
ou s'inscrire avec votre adresse e-mail
TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN par Mind Map: TỔNG QUAN VỀ  THÔNG TIN

1. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG TRAO ĐỔI THÔNG TIN

1.1. Thông tin truyền đạt một cách quá tải

1.2. Các thông tin diễn tả kém về ý tưởng, cấu trúc vụng về, chỗ thừa, chỗ thiếu, không rạch ròi ý nghĩa…

1.3. Thiếu kế hoạch đối với thông tin: Có nghĩa là một thông tin tốt ít khi xảy ra một cách ngẫu nhiên mà cần phải có sự suy nghĩ trước, chuẩn bị trước, tức cần có kế hoạch trước.

1.4. Từ ngữ đa nghĩa, ngữ nghĩa không rõ ràng, mập mờ một cách cố ý hay ngẫu nhiên.

1.5. Thông tin không đầy đủ, có những giả thiết rất quan trọng, là cơ sở cho việc thông báo nhưng lại thường bị bỏ qua và không làm rõ, dẫn đến người nhận và người gửi thông tin hiểu lầm nhau

1.6. Để vượt qua những trở ngại: + Làm rõ các ý tưởng và mục đích truyền đạt + Hiểu rõ môi trường (vật chất và con người) + Theo dõi quá trình tuyền đạt + Xem xét đầy đủ nội dung các ý phụ + Trao đổi với người nhận thông tin + Lắng nghe

2. PHÂN BIỆT GIỮA THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

2.1. Dữ liệu là các số liệu hoặc các tài liệu thu thập được chưa qua xử lý, chưa được biến đổi cho bất cứ một mục đích nào khác.

2.2. Thông tin là: + Sự hiểu biết có được từ các tín hiệu (sự kiện, số liệu, cử chỉ, âm thanh,...) + Dữ liệu được xử lý, có ý nghĩa và mục tiêu + Có thể được diễn dịch và hiểu bởi người nhận

3. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN

3.1. Người gửi: + Thông tin được bắt nguồn từ những ý tưởng + Để truyền đạt được thông tin đến người nhận thì người gửi cần phải mã hóa các ý tưởng

3.2. Người nhận + Tiếp nhận thông tin từ người gửi + Thông tin đến người nhận phải được giải mã để người nhận hiểu + Từ đó, nhận thức được đúng vấn đề cần giải quyết

3.3. Đặc biệt, trong quá trình trao đổi thông tin sẽ có những hiện tượng làm nhiễu thông tin, khiến cho người nhận và người gửi không đồng nhất thông tin => sai lệch thông tin. Vì vậy, thông tin phản hồi đóng vai trò rất quan trọng, thông tin phản hồi về kết quả tiếp nhận thông tin của người nhận đối với người gửi. Từ đó để biết mà theo dõi cũng như điều chỉnh vấn đề một cách chính xác nhất.

3.4. Để quá trình trao đổi thông tin được diễn ra một cách chính xác nhất, cần lưu ý: + Lựa chọn từ ngữ, cử chỉ, ký hiệu,... thích hợp + Hình thức trình bày dễ hiểu + Cấu trúc logic + Tập trung những điểm quan trọng + Làm rõ những vấn đề mới, khó hiểu