VIÊM MÀNG NÃO MỦ

Iniziamo. È gratuito!
o registrati con il tuo indirizzo email
VIÊM MÀNG NÃO MỦ da Mind Map: VIÊM MÀNG NÃO MỦ

1. BỆNH HỌC

1.1. KHÁI NIỆM

1.1.1. Viêm màng não mủ là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn xảy ra tại não- màng não

1.1.2. Tăng của bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tuỷ

1.2. DỊCH TỄ

1.2.1. VMN mủ chiếm 1/3 trường hợp viêm màng não, trên thế giới cũng như ở Việt nam.

1.2.2. Gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 5 tuổi.

1.3. MẦM BỆNH

1.3.1. -Những vi khuẩn gây VMN mủ thường gặp:

1.3.1.1. + Não mô cầu( Neisseria Meningitis )

1.3.1.1.1. Gây bệnh ở thanh thiếu niên và trẻ em từ 3 tháng-3 tuổi.

1.3.1.2. + Phế cầu ( Steptococcus Pneumoniae)

1.3.1.2.1. Gây bệnh ở mọi lứa tuổi.

1.3.1.3. + H. Influenzae (Hib)

1.3.1.3.1. Gây bệnh ở thanh thiếu niên và trẻ em 3 tháng đến 3 tuổi

1.3.2. - Những vi khuẩn gây VMN mủ ít gặp: E. Coli, tụ cầu, liên cầu.

1.4. ĐƯỜNG LÂY

1.4.1. VMN mủ nguyên phát

1.4.1.1. Trực tiếp vào màng não từ các vết thương hoặc phẫu thuật sọ não, tủy

1.4.1.1.1. Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh

1.4.2. VMN mủ thứ phát

1.4.2.1. thường gặp nhất là từ nhiễm trùng đường hô hấp, vi khuẩn cư trú ở niêm mạc vùng hầu họng rồi sau đó xâm nhập vào máu để vào màng não.

1.4.2.2. Từ những ổ viêm gần màng não (như ổ viêm tai, viêm xoang… )xâm nhập vào màng não

1.4.2.2.1. Hib, phế cầu, tụ cầu, liên cầu

1.4.2.3. Từ một ổ viêm ở xa (viêm phổi, nhiễm trùng ruột,...) vượt qua hàng rào mạch máu-màng não vào màng não

1.4.2.3.1. E. Coli, Salmonella

1.5. LÂM SÀNG

1.5.1. - Trẻ sơ sinh

1.5.1.1. Rối loạn ý thức: lơ mơ, kích thích rên è è, ngũ lịm hôn mê

1.5.1.2. Rối loạn nhịp thở : suy hô hấp

1.5.1.3. Rối loạn vận động: co giật

1.5.1.4. Rối loạn tiêu hoá: bỏ bú, nôn, ỉa chảy.

1.5.1.5. Vàng da. Thóp phồng. Dấu màng não không rõ

1.5.2. - Trẻ bú mẹ

1.5.2.1. Hội chứng nhiễm trùng: sốt,vẽ mặt nhiễm trùng, xanh tái, tái nhợt, bạch cầu tăng.

1.5.2.2. Rối loạn ý thức : lơ mơ, đờ đẫn, tăng kích thích, khóc khi được bế, mắt nhìn sững, nhìn ngước

1.5.2.3. Rối loạn vận động : co giật.

1.5.2.4. Rối loạn tiêu hoá: bỏ bú, nôn, ỉa chảy

1.5.2.5. Các dấu màng não: có nhưng không điển hình.Thóp phồng ở những trẻ còn thóp.

1.5.3. - Trẻ lớn

1.5.3.1. Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao.

1.5.3.2. tam chứng màng não: nhức đầu, nôn, táo bón

1.5.3.3. Rối loạn ý thức: lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê

1.5.3.4. Rối loạn vận động: co giật, liệt.

1.5.3.5. Dấu màng não rõ : nằm tư thế cò súng, cứng cổ rõ, kernig (+), brudzinki (+) , vạch màng não (+ )

1.6. CẬN LÂM SÀNG

1.6.1. Dịch não tuỷ

1.6.1.1. -Áp lực tăng.

1.6.1.2. -Dịch đục

1.6.1.3. - Tế bào BC tăng

1.6.2. Sinh hóa

1.6.2.1. + Protein tăng (> 1g/lít)

1.6.2.2. + Đường, muối giảm

1.6.2.3. + Đường DNT/máu < 0.5

1.6.3. Công thức máu

1.6.3.1. Bạch cầu tăng, chủ yếu là đa nhân trung tính.

1.6.4. Cấy máu có thể tìm thấy vi trùng

1.6.5. Cấy dịch (mũi họng, mủ tai, thương tổn da, nước tiểu)

1.7. BIẾN CHỨNG

1.7.1. Biến chứng gần : thường xuất hiện 48-72 giờ đầu khi vào viện

1.7.1.1. - Suy hô hấp : do tăng tiết, ứ trệ, co giật, chướng bụng, sốt cao, suy tim, viêm phổi.

1.7.1.2. - Co giật : hạ đường máu, hạ Natri, hạ Calci, tắc tĩnh mạch động mạch não

1.7.1.3. - Phù não

1.7.1.4. - Choáng nhiễm trùng: thường do não mô cầu

1.7.1.5. - Rối loạn thân nhiệt: hạ nhiệt ở trẻ sơ sinh và sốt cao, co giật ở trẻ nhỏ.

1.7.1.6. - Rối loạn nước - điện giải.

1.7.2. Biến chứng xa : thường xuất hiện sau 2 tuần điều trị.

1.7.2.1. - Tràn dịch dưới màng cứng: hay gặp ở trẻ nhỏ và bú mẹ, đặc biệt trong trường hợp H. influenzae và phế cầu…

1.7.2.2. - Tụ mủ dưới màng cứng : gặp trong VMNM thứ phát sau viêm tai giữa, sau viêm tai xương chũm.

1.7.2.3. - Thuyên tắc tĩnh mạch vỏ não : co giật, liệt khu trú

1.7.2.4. - Viêm não thất : thường gặp ở trẻ sơ sinh.

1.8. ĐIỀU TRỊ

1.8.1. Điều trị hỗ trợ

1.8.1.1. Bảo đảm thông khí: hút đờm dãi, cung cấp đủ oxy

1.8.1.2. Chống phù não

1.8.1.2.1. Cho kháng sinh đúng, chống co giật có hiệu quả, hạ sốt tích cực

1.8.1.3. Chống co giật

1.8.1.3.1. Thông đường thở, thở Oxy, cho thuốc chống co giật

1.8.1.4. Hạ nhiệt

1.8.1.4.1. Paracetamol

1.8.1.5. Giải quyết các biến chứng

1.8.1.5.1. chống hạ đường máu

1.8.1.5.2. cân bằng nước điện giải

1.8.1.5.3. giải quyết tốt tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn nếu có

1.8.2. Điều trị theo nguyên nhân

1.8.2.1. Kháng sinh chỉ định trong VMNM, sử dụng thích hợp theo vi khuẩn gây bệnh

1.9. PHÒNG BỆNH

1.9.1. Tiêm phòng vắc xin viêm màng não đối với Haemophilus influenzae và não mô cầu

1.9.1.1. Vaccine phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem, Pentaxim)

1.9.1.2. Vaccine phối hợp 6 trong 1 (Infanrix Hexa)

1.9.2. Phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh nhiễm trùng tai - mũi - họng ở trẻ nhỏ

1.9.3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ

1.9.4. Vệ sinh tai - mũi - họng hằng ngày

1.9.5. Phòng bằng thuốc : trẻ nhỏ có tiếp xúc với nguồn bệnh não mô cầu.

1.9.5.1. Rifampicine :10 - 20 mg/Kg uống 2 - 4 ngày

1.9.5.2. Spiramycine : 50 mg/Kg/ngày uống trong 5 ngày.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2.1. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ( Bacterial Meningitis) ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM

2.2. VIÊM MÀNG NÃO MỦ TRẺ EM - Võ Tấn Cường

2.3. Viêm màng não mủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị | Vinmec

3. CHĂM SÓC

3.1. NHẬN ĐỊNH

3.1.1. HỎI

3.1.1.1. -Bệnh xuất hiện ngày thứ mấy, diễn biến của bệnh, lý do nhập viện

3.1.1.2. -Liên quan dịch tễ: độ tuổi, yếu tố nguy cơ

3.1.1.3. -Có kèm các triệu chứng đau đầu, có táo bón hay tiêu chảy không?

3.1.1.4. -Ngủ được không ? có kích thích vật vã không ?

3.1.1.5. -Có nôn không? mức độ nôn (nôn vọt, nôn dễ)? bỏ bú/bú kém/chán ăn?

3.1.1.6. -Nếu người bệnh đến trong tình trạng hôn mê (hỏi người nhà): Hỏi hôn mê từ bao giờ.

3.1.1.7. -Có tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc gì? Gia đình có ai bị bệnh VMNM không? Tiêm chủng có đầy đủ không?

3.1.2. KHÁM

3.1.2.1. - Tổng trạng (trung bình, béo, gầy)

3.1.2.2. -Tri giác: tỉnh, li bì, kích thích hay hôn mê?

3.1.2.3. -DSH: Mạch, nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp

3.1.2.4. -Hô hấp: kiểu thở, tình trạng tăng tiết ? tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, có làm giảm lưu thông đường hô hấp hay không?

3.1.2.5. - Da niêm : có tím tái không, móng tay móng chân có tím không ?

3.1.2.6. -Tình trạng kích thích màng não và hội chứng màng não : Nhức đầu, nôn, cổ cứng, Kernig, thóp phồng ở trẻ nhỏ.

3.1.2.7. -Tuần hoàn: tiếng tim, dấu đổ đầy mao mạch

3.1.2.8. - Tiêu hóa: bụng mềm/ căng chướng? phản xạ nhai, nuốt

3.1.2.9. - Tiết niệu: chạm thận, cầu bàng quang. Đánh giá mức độ mất nước và điện giải để bù

3.1.2.10. - Rối loạn vận động: Co giật, liệt thần kinh khu trú.

3.2. CHẨN ĐOÁN

3.2.1. NB khó thở, tăng tiết đàm nhớt do hôn mê

3.2.2. NB tăng thân nhiệt do nhiễm trùng

3.2.3. NB có nguy cơ hôn mê do bệnh viêm màng não mủ

3.2.4. NB có chế độ dinh dưỡng kém do chưa có kiến thức về bệnh

3.2.5. NB có nguy cơ té ngã do di chứng thần kinh về vận động

3.2.6. NB có nguy cơ loét tì đè do nằm lâu

3.2.7. NNNB lo lắng vì thiếu kiến thức về bệnh

3.3. MỤC TIÊU

3.3.1. Đường hô hấp của NB được thông thoáng, quá trình trao đổi khí diễn ra bình thường

3.3.2. NB có thân nhiệt ổn định

3.3.3. NB mau tiến triển bệnh tốt, sức khỏe được cải thiện

3.3.4. NB đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

3.3.5. NB không té ngã, hồi phục vận động

3.3.6. NB không bị loét tì đè do nằm lâu

3.3.7. NB và NNNB hiểu về bệnh, tin tưởng vào phác đồ và an tâm điều trị

3.4. CAN THIỆP

3.4.1. Đường hô hấp của NB được thông thoáng, quá trình trao đổi khí diễn ra bình thường

3.4.1.1. -Theo dõi DSH, SPO2 của trẻ 4h/lần

3.4.1.2. -Đặt bệnh nhân nằm nghiêng.

3.4.1.3. -Xoa vỗ rung lồng ngực giúp thở tốt.

3.4.1.4. -Hút đờm dãi khi có tăng tiết.

3.4.1.5. -Cho bệnh nhân thở oxy mask theo y lệnh.

3.4.1.6. -Nếu BN có tím tái, chuẩn bị phương tiện như: Bóng ambu, dụng cụ đặt nội khí quản để kịp thời cấp cứu bệnh nhân.

3.4.2. -Thân nhiệt được ổn định,

3.4.2.1. - Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh đã ghi trong bệnh án đủ liều, đúng giờ, đúng đường tiêm

3.4.2.2. -Nếu trẻ sốt nhẹ <37 độ C: Nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng. Hướng dẫn mẹ lau mát cho bé

3.4.2.3. -Bé sốt cao >38 độ: Thực hiện y lệnh thuốc hạ sốt

3.4.2.4. -Theo dõi, đánh giá dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt hốc hác, mắt trũng,...

3.4.3. -NB mau hồi phục, sức khoẻ được cải thiện

3.4.3.1. - Chăm sóc và theo dõi thần kinh

3.4.3.1.1. -Bệnh nhân co giật:

3.4.3.1.2. -Bệnh nhân hôn mê cần:

3.4.3.2. -Kiểm tra mạch, huyết áp 15 -30 phút/ lần. Khi có sự thay đổi phải báo với bác sĩ điều trị ngay.

3.4.3.3. -Theo dõi tốc độ truyền dịch và tai biến trong khi truyền, đảm bảo duy trì huyết áp theo y lệnh.

3.4.3.4. -Chuẩn bị dụng cụ và trợ giúp thầy thuốc chọc dò tủy sống.

3.4.3.5. -Theo dõi bệnh nhân trong và sau khi chọc tủy sống:

3.4.3.5.1. + Nhắc bệnh nhân nằm sấp tại chỗ 15 phút sau đó nằm ngửa đầu thấp 1-2 giờ đề phòng tụt hạnh nhân tiểu não.

3.4.3.6. -Theo dõi các rối loạn thần kinh thực vật để can thiệp kịp thời.

3.4.3.7. -Thực hiện các CLS nhanh chóng và theo dõi sát các chỉ số CLS

3.4.4. -NB đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

3.4.4.1. -Đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ, năng lượng phụ thuộc vào từng độ tuổi thích hơp

3.4.4.2. - Hướng dẫn mẹ lưu ý về năng lượng trong khẩu phần ăn của bé.

3.4.4.3. -Khuyến khích mẹ chọn chế độ ăn đa dạng các chất: đủ dinh dưỡng, tăng đạm, tăng quả tươi.

3.4.4.4. -Bệnh nhân không tự ăn được thì cho ăn cháo lọc, soup, sữa, qua sonde dạ dày.

3.4.4.5. -Vệ sinh răng miệng: đánh răng 2 lần/ngày, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn giúp tăng khẩu vị

3.4.5. -NB không té ngã, hồi phục vận động

3.4.5.1. - Đánh giá nguy cơ té ngã dựa trên thang Morse

3.4.5.2. - Đánh giá sức cơ, tầm vận động, vận động chủ động của bé

3.4.5.3. - NN cần theo dõi quá trình vận động và tránh để bé tự vận động một mình, có người hoặc dụng cụ hỗ trợ

3.4.5.4. - Hướng dẫn NB tập vật lý trị liệu, đi lại nhẹ nhàng thường xuyên có sự hỗ trợ của người nhà

3.4.5.5. Nằm giường có song chắn

3.4.5.6. NN chú ý dọn gọn gàng giường bệnh, các vật dụng xung quanh giường

3.4.6. -NB không bị loét do nằm lâu

3.4.6.1. -Vệ sinh da, thay quần áo cho bệnh nhân theo quy định.

3.4.6.2. - Đánh giá tình trạng da, chú ý các vết trầy xướt hoặc loét độ 1

3.4.6.3. - Vệ sinh cá nhân, lâu người cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, giữ da khô thoáng

3.4.6.4. -Xoay trở thường xuyên 2h/lần, xoa bóp, kê vùng tì đè để tránh loét mảng mục.

3.4.6.5. -Theo dõi và chăm sóc các ống sonde dạ dày, bàng quang, nội khí quản.

3.4.6.6. - Nếu trẻ dùng tã lót phải thay tã thường xuyên, vệ sinh BPSD sau mỗi lần thay tã

3.4.7. -NB và NNNB hiểu về bệnh, an tầm điều trị

3.4.7.1. - Tư vấn rõ cho người nhà và NB về bệnh và hướng điều trị

3.4.7.2. - Trấn an, giúp tin NB và NNNB tưởng vào quá trình điều trị.

3.4.7.3. - Xác định các vấn đề, giải đáp kịp thời các thắc mắc của gia đình

3.4.7.4. - Giải thích các vấn đề về BHYT hoặc BHXH (nếu có) giúp NB an tâm về vấn đề kinh tế

3.5. LƯỢNG GIÁ

3.5.1. - Trẻ không bị khó thở, SpO2 95% trở lên

3.5.2. - Trẻ không sốt, không có các dấu hiệu nhiễm trùng

3.5.3. - Trẻ không gặp nguy hiểm khi hôn mê và co giật, không té ngã, tình trạng sức khỏe cải thiện

3.5.4. - Trẻ được cung cấp đủ năng lượng theo từng độ tuổi

3.5.5. - Trẻ không té ngã trong quá trình nằm viện

3.5.6. - Da của trẻ được vệ sinh sạch sẽ, không có các vết loét, rơm lở

3.5.7. - Gia đình bé hiểu, hợp tác và an tâm điều trị bệnh

4. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

4.1. 1. Chọn câu đúng khi nói về VMN mủ: Não mô cầu, phế cầu, H. Influenzue (Hib)

4.1.1. a. Là bệnh nhiễm trùng mãn tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi b. CLS: thường giảm bạch cầu đa nhân trung tính c. VMN mủ chiếm 2/3 viêm màng não ở Việt Nam d. Vi khuẩn gây bệnh VMN mủ thường gặp: Não mô cầu, phế cầu, H. Influenzue (Hib)

4.2. 2. Đường lây VMN mủ thứ phát chọn câu sai:

4.2.1. a. Trực tiếp vào màng não như vết thương, phẫu thuật sọ não b. Từ vi khuẩn tai mũi họng xâm nhập từ máu vào não c. Từ ổ viêm gần màng não (viêm xoang, viêm tai…) d. Từ ổ viêm xa (viêm phổi, viêm đường ruột…)

4.3. 3. Chọn câu sai khi nói về triệu chứng lâm sàng ở trẻ VMN mủ:

4.3.1. a. Trẻ sơ sinh có co giật, bỏ bú, suy hô hấp, vàng da, thóp phồng b. Trẻ bú mẹ có hội chứng nhiễm trùng: sốt, bạch cầu tăng, trẻ lơ mơ, tăng kích thích c. Trẻ lớn có tam chứng màng não: nhức đầu, nôn, táo bón, sốt cao, lơ mơ. d. Trẻ sơ sinh có dấu màng não rõ: nằm tư thế cò súng, cứng cổ rõ, kernig (+), brudzinki (+), vạch màng não (+)

4.4. 4. Cận lâm sàng thường gặp của VMN mủ: Chọn câu sai:

4.4.1. a. Dịch não tủy b. Sinh hóa, công thức máu c. Cấy máu, cấy vi khuẩn d. X- quang

4.5. 5. Phòng bệnh VMN mủ cần làm gì. Chọn câu sai:

4.5.1. a. Tiêm vaccine phòng VMN mủ cho trẻ b. Vệ sinh tai mũi họng hằng ngày và điều trị triệt để nhiễm khuẩn hô hấp c. Khi trẻ tiếp xúc với người nghi mắc VMN mủ không cần phòng bệnh bằng thuốc vì VMN không lây qua đường tiếp xúc d. Giữ vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nơi ở thoáng mát sạch sẽ

4.6. 6. Chăm sóc cho trẻ bị VMN mủ cần. Chọn câu sai:

4.6.1. a. Đảm bảo lưu thông đường thở b. Trẻ không có nguy cơ bị loét nên không cần phòng ngừa vì bệnh mau hết sau khi dùng thuốc c. Thân nhiệt không tăng và hết tình trạng nhiễm trùng d. Theo dõi thường xuyên dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ: môi khô, lưỡi dơ, mặt hốc hát, sốt, bạch cầu tăng