Chương 8: Phân biệt một số chất Vô Cơ

Начать. Это бесплатно
или регистрация c помощью Вашего email-адреса
Chương 8: Phân biệt một số chất Vô Cơ создатель Mind Map: Chương 8: Phân biệt một số chất Vô Cơ

1. Bài 42: Luyện tập- Nhận biết một số chất vô cơ.

2. Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

2.1. Nguyên tắc

2.1.1. Thêm thuốc thử, tạo sản phẩm đặc trưng

2.2. Nhận biết cation

2.2.1. Cation Na+

2.2.1.1. Dùng phương pháp vật lý thử màu ngọn lửa.

2.2.2. Cation NH4+

2.2.2.1. Thêm lượng dư kiềm vào dung dịch, đun nóng nhẹ, giải phóng khí NH3 có mùi khai làm đổi màu giấy quỳ sang xanh.

2.2.3. Cation Ba2+

2.2.3.1. dùng dung dịch axit sunfuric loãng tạo kết tủa trắng không tan trong thuốc thử dư.

2.2.4. Cation Al3+

2.2.4.1. Nhận biết bằng dung dịch kiềm, đầu tiên nhôm hidroxit kết tủa sau đó kết tủa tan trong thuốc thử dư.

2.2.5. Cation Fe2+,Fe3+,Cu2+

2.2.5.1. Fe3+ : thêm dung dịch kiềm hoặc NH3 vào dung dịch, tạo thành kết tủa màu nâu đỏ.

2.2.5.2. Fe2+ : thêm dung dịch kiềm hoặc NH3 vào dung dịch, tạo thành kết tủa màu trắng hơi xanh.

2.2.5.3. Cu2+ : dùng dung dịch NH3 tạo kết tủa đồng (II) hidroxit màu xanh, sau đó bị hòa tan trong thuốc thử dư tạo dung dịch có màu xanh đậm.

2.3. Nhận biết anion

2.3.1. Anion NO3 -

2.3.1.1. dùng bột Cu hoặc một vài mẩu lá Cu mỏng trong môi trường axit.

2.3.2. Anion SO42-

2.3.2.1. dùng dung dịch BaCl2.

2.3.3. Anion Cl-

2.3.3.1. dùng dung dịch AgNO3.

2.3.4. Anion CO32-

2.3.4.1. Chỉ tồn tạ trong các dung dịch bazo.

3. Bài 41: Nhận biết một số chất khí

3.1. Nguyên tắc

3.1.1. Dựa vào tính chất vật lý hoặc hóa học đặc trưng.

3.2. Nhận biết

3.2.1. CO2

3.2.1.1. khi tạo thành từ các dung dịch nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng.

3.2.2. SO2

3.2.2.1. nhận biếtbằng nước brom dư.

3.2.3. H2S

3.2.3.1. không màu, có mùi trứng thối. Có thể dùng miếng giấy lọc tẩm dung dịch muối chì axetat không màu để nhận biết.

3.2.4. NH3

3.2.4.1. không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng, là một bazo yếu, nên dùng miếng giấy quỳ tím thấm ướt bằng nước cất có thể nhận biết được.