1. tác giả
1.1. Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984)
1.2. tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam
1.3. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký
1.4. Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo.
1.5. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
2. tìm hiểu chung
2.1. trích tùy bút"Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt"của tập tùy bút"thương nhớ mười hai"
2.2. thể loại: tùy bút
2.2.1. mang tính chất hồi ký
2.3. bố cục :3 phần
2.3.1. từ đầu.....mê luyến mùa xuân
2.3.2. tiếp.....mở hội liên hoan
2.3.3. Còn lại
2.4. Nội dung:
2.4.1. Văn bản đem đến cho người đọc một cái nhìn tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân ở đất Bắc trong tâm hồn những con người xa quê
2.4.2. Thể hiện sự gắn bó của con người với mảnh đất quê hương xứ sở là một hình ảnh tuyệt đẹp về tình yêu quê hương đất nước
2.5. Phương thức biểu đạt:'Biểu cảm
3. tìm hiểu tác phẩm
3.1. những chi tiết nêu cảm nhận của Vũ Bằng về cảnh sắc mùa xuân
3.1.1. +"mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu....của cô gái đẹp như thơ mộng..."Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.
3.1.2. +"Mùa xuân của tôi...cô gái đẹp như thơ mộng..."Các chi tiết đó đã giúp cho mùa xuân Hà Hội - Bắc Việt hiện ra với những nét riêng biệt về thời tiết và khí hậu.
3.1.3. Không những thế, mùa xuân còn khơi dậy sinh lực sống cho muôn loài: “nhựa sống trong người căng như máu trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
3.1.4. Mùa xuân còn khơi dậy tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu thương của con người: “Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”... “Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”.
3.1.5. Và mùa xuân còn khơi dậy, lưu giữ giá trị tinh thần cao quí của con người: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm ấm... Trong lòng anh ấm lạ, ấm lùng”
3.2. nhận xét về mùa xuân trong lòng tác giả
3.2.1. Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
3.3. biện pháp tu từ và tác dụng
3.3.1. điệp ngữ: đừng thương, mùa xuân, ai cấm
3.3.2. =) Qua đó nhấn mạnh tình yêu mùa xuân ở đất Bắc một cách mãnh liệt.THể những nỗi niềm xúc động trong lòng tác giả.Tình yêu giữa con người và thiên nhiên mùa xuân là một quy luật, một điều tất yếu
3.4. từ ngữ của tác giả khi nói về mùa xuân
3.4.1. Ngôn ngữ của đoạn văn này là những ngôn từ được chắt lọc tinh tế. Những hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, tất cả được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại được nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư ba.