1. Khái Quát Về Tiếng Việt
1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc việt
1.2. Tiếng Việt đang giữu vai trò là một ngôn ngữ có tính chất phổ thông
1.3. Gắn với ngồn gốc và tiến trình phát triển của đất nước
1.4. Từ sau Cách mạng Tháng 8 , tiếng Việt là ngôn ngữ toàn dân, dùng chính thức trong các lĩnh vực ngoại giao, hành chính, giáo dục, sử dụng chung trong giao tiếp
1.5. giữ vị thế một ngôn ngữ quốc gia
2. Nguồn Gốc và Quan Hệ Họ hàng Của Tiếng Việt
2.1. Về nguồn gốc cuả tiếng Việt
2.1.1. Nguồn gốc bản địa: quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại của Tiếng Việt song hành với quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của dân tộc Việt. Tiếng Việt cũng có nguồn gốc lâu đời như lịch sử cộng đồng người Việt
2.1.2. Phát triển trên nền văn minh lúa nước Đông Nam á tiền sử.
2.1.3. Thuộc họ Nam Á
2.2. Về quan hệ họ hàng của tiếng Việt
2.2.1. Thuộc họ ngôn ngữ Nam á được phân chia thành các dòng
2.2.1.1. Môn - Khmer (Nam Đông Dương và phụ cận Bắc Đông Dương) → là hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy tên cho cách gọi chung vì là 2 ngôn ngữ sớm có chữ viết.
2.2.1.2. Môn-Khmer lại được tách ra thành tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ)
2.2.1.3. Cuối cùng tiếng Việt Mường lại được tách ra thành Tiếng Việt và Tiếng Mường
2.2.2. Còn có mối quan hệ tiếp xúc lâu đời đối với nhiều ngôn ngữ khác
2.2.2.1. tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tày - Thái và nhóm Mã Lai- Đa Đảo
2.2.2.2. Do hoàn cảnh lịch sử, Tiếng Việt - Tiếng hán tiếp xúc lâu dài nhất , sâu rộng nhất => được bảo tồn cho đến nay
2.2.2.3. Trong thời kì pháp thuộc, Tiếng Việt bị tiếng Pháp chèn ép. Nhưng chữ Quốc ngữ dùng chữ cái La-tinh ngày càng thông dụng và phát triển nhiều từ ngữ, hệ thống thuật ngữ khoa học ra đời.