HÀNG HOÁ , THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
HÀNG HOÁ , THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG von Mind Map: HÀNG HOÁ , THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1. DỊCH VỤ VÀ MỘT SỐ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT

1.1. DỊCH VỤ

1.1.1. Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là hàng hóa vô hình

1.2. MỘT SỐ HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT

2. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.1. THỊ TRƯỜNG

2.1.1. Thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Tại đó, người có nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được thứ mà mình cần và ngược lại, người có hàng hóa, dịch vụ sẽ nhận được một số tiền tương ứng. Thị trường có biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau

2.1.2. VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG

2.1.2.1. Thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.

2.1.2.2. Thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

2.1.2.3. Thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

2.1.3. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.3.1. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.3.1.1. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế.

2.1.3.2. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.3.2.1. Là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

2.1.3.2.2. ĐẶC TRƯNG

2.1.3.3. MỘT SỐ QUY LUẬT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1.3.3.1. QUY LUẬT GIÁ TRỊ

2.1.3.3.2. QUY LUẬT CUNG-CẦU

2.1.3.3.3. QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ

2.1.3.3.4. QUY LUẬT CẠNH TRANH

2.2. VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

2.2.1. NGƯỜI SẢN XUẤT

2.2.1.1. Là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...

2.2.1.2. Là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những như cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.

2.2.1.3. Cần phải có trách nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

2.2.2. NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.2.2.1. Là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yêu tố quyết định sự thành bại của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất

2.2.2.2. Có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất

2.2.3. CÁC CHỦ THỂ TRUNG GIAN TRONG THỊ TRƯỜNG

2.2.4. NHÀ NƯỚC

3. LƯỢNG GIÁ TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ

3.1. LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ

3.1.1. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

3.1.2. Thời gian lao động xã hội cần thiết, là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hóa, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, trong những điều kiện bình thường của xã hội.

3.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA MỘT ĐƠN VỊ HÀNG HOÁ

3.2.1. Năng suất lao động

3.2.2. Cường độ lao động

3.2.3. Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động

3.3. TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

3.3.1. Lao động cụ thể

3.3.1.1. Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

3.3.1.2. Đặc trưng

3.3.1.2.1. + Là cơ sở của phân công lao động xã hội. + KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú + Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa + Lao động cụ thể mang tính cá nhân

3.3.2. Lao động trừu tượng

3.3.2.1. Là sự hao phí sức lực của con người về thần kinh và cơ bắp nói chung không kể các hình thức cụ thể của nó.

3.3.2.2. Đặc trưng

3.3.2.2.1. + Tạo ra giá trị hàng hóa + Là phạm trù lịch sử + Là lao động đồng nhất và giống nhau về chất. + Mang tính xã hội.