Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường by Mind Map: Cung cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

1. Thị trường

1.1. Khái niệm

1.1.1. là 1 cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng của hàng hóa/dịch vụ

1.2. Phân loại

1.2.1. Đối tượng hàng hóa được trao đổi ( thị trường gạo, thị trường hàng hóa,...)

1.2.2. Phạm vi địa lí ( thị trường Hà Nội, thị trường Miền Bắc ,.. )

1.2.3. Theo mức độ cạnh tranh trên thị trường

1.2.3.1. Cạnh tranh hoàn hảo - cạnh tranh độc quyền - Độc quyền nhóm - Độc quyền thuần túy

2. Cầu về hàng hóa & dịch vụ

2.1. Cầu ( D )

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhát định ( các yếu tố khác không đổi )

2.1.2. Lượng cầu

2.1.2.1. Nhu cầu

2.1.2.1.1. Những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng nhưng không có khả năng thanh toán

2.1.2.1.2. Cầu chính là nhu cầu có khả năng thanh toán

2.2. Luật cầu

2.2.1. Khái niệm

2.2.1.1. Nếu giá của hàng hóa/dịch vụ tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa/dịch vụ giảm đi và ngược lại ( giả định các yếu tố khác không đổi )

2.2.2. P tăng, Q giảm / P giảm , Q tăng

2.3. Phương trình & đồ thị (hình )

2.3.1. Phương trình

2.3.1.1. Qd= a-bP ( PT thuận, a>0, b>=0 ) => Qd=a ( lượng cầu lớn nhất mà người mua mua được )

2.3.1.2. P= a/b -1/b* Qd ( PT ngược ) => P= a/b ( mức giá cao nhất mà người mua chấp nhận mua )

2.3.2. Độ dốc của đường cầu = -tg A = denta P/ denta Q = -1/b = P'(Qd) = 1/ Q'd(P)

2.3.3. Cầu thị trường

2.3.3.1. KN: là tổng các mức cầu cá nhân

2.3.3.2. Đường cầu thị trường = cộng theo chiều ngang của đường cầu cá nhân tương ứng tại mỗi mức giá

2.4. Cầu thay đổi ( hình )

2.4.1. D tăng => Qd tăng ( trên mọi mức giá )

2.4.2. D giảm => Qd giảm

2.5. Sự di chuyển / dịch chuyển ( hình )

2.5.1. Sự di chuyển

2.5.1.1. Sự thay đổi vị trí khác nhau trên cùng 1 đường cầu

2.5.1.2. do giá bản thân hàng hóa thay đổi

2.5.2. Sự dịch chuyển

2.5.2.1. Đường cầu thay đổi sang vị trí mới

2.5.2.2. Do gái ngoài bản thân hàng hóa thay đổi

2.6. Các yếu tố tác động

2.6.1. Số lượng người mua

2.6.1.1. Người mua tăng => Q tăng

2.6.1.2. Người mua giảm => Q giảm

2.6.2. Thu nhập ( I/M )

2.6.2.1. Hàng hóa thông thường

2.6.2.1.1. hàng hóa thiết yếu

2.6.2.1.2. Hàng hóa cao cấp xa xỉ

2.6.2.1.3. => I tăng thì Dt.t tăng

2.6.2.2. Hàng hóa thứ cấp

2.6.2.2.1. => I tăng thì Dt.c giảm )

2.6.3. Thị hiếu, sở thích, mốt, phong tục tập quán,.. ( tác động cùng chiều )

2.6.4. P của hàng hóa có liên qua trong tiêu dùng

2.6.4.1. Hàng hóa thay thế ( những hàng hóa cùng thỏa mãn 1 nhu cầu )

2.6.4.1.1. Ppessi tăng => Dcoca tăng

2.6.4.2. Hàng hóa bổ sung ( những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau )

2.6.4.2.1. P mắm tôm tăng => D thịt chó giảm

2.6.5. Các chính sách của chính phủ

2.6.5.1. Giá trần

2.6.5.2. Thuế

2.6.5.3. Trợ cấp

2.6.6. Kì vọng về thu nhập

2.6.6.1. Ie tăng => D hiện tại tăng

2.6.7. Kì vọng về giá cả

2.6.7.1. Pe tăng => D hiện tại tăng

2.6.8. Các yếu tố khác ( khí hậu, thiên tai,...)

3. Cung về hàng hóa & dịch vụ

3.1. Cung ( S )

3.1.1. Khái niệm

3.1.1.1. Lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán mong muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định ( các yếu tố khác không đổi )

3.1.2. Lượng cung

3.1.2.1. Là tập hợp các lượng cung tại các mức giá khác nhau

3.2. Luật cung

3.2.1. P tăng => Q tăng

3.2.2. P giảm => Q giảm ( giả định các yếu tố khác không đổi )

3.3. Phương trình & đồ thị ( hình )

3.3.1. Qs= a+bP ( b>=0 ) ( PT thuận )

3.3.2. P= m+nQs = -a/b + 1/b * Qs ( n>= 0 ) ( PT ngược )

3.3.3. Độ dốc của đường cung = tg A = denta P / denta Q = 1/b = P'(Q) = 1/Q'(P)

3.3.4. Cung thị trường

3.3.4.1. KN : là tổng cung của các hãng trên thị trường

3.3.4.2. Đường cung thị trường = sự cộng theo chiều ngang của các hãng trên thị trường

3.4. Cung thay đổi ( hình )

3.4.1. S tăng => Qs tăng ( trên mọi mức giá )

3.4.2. S giảm => Qs giảm

3.5. Sự di chuyển / dịch chuyển ( hình )

3.5.1. Sự di chuyển

3.5.1.1. Là sự thay đổi vị trí của các điểm khác nhau trên cùng 1 đường cung

3.5.1.2. Do P bản thân hàng hóa thay đổi

3.5.2. Sự dịch chuyển

3.5.2.1. Đường cung thay đổi sang vị trí mới

3.5.2.2. Do các yếu tố bên ngoài P bản thân hàng hóa thay đổi

3.6. Các yếu tố tác động

3.6.1. Số lượng người bán ( tỉ lệ thuận )

3.6.2. Tiến bộ về công nghệ ( tỉ lệ thuận )

3.6.3. Giá của yếu tố đầu vào ( tỉ lệ ngược )

3.6.4. Giá của hàng hóa có liên quan trong sản xuất

3.6.4.1. Hàng hóa thay thế trong sản xuất

3.6.4.1.1. P tăng => St.t giảm

3.6.4.2. Hàng hóa bổ sung trong sản xuất

3.6.4.2.1. P tăng => Sb.s tăng

3.6.5. Các chính sách của chính phủ ( chính sách thuế, trợ cấp , ... )

3.6.6. Kì vọng về giá cả

3.6.6.1. Pe tăng => S h.t giảm

3.6.7. Lãi suất

3.6.7.1. Lãi suất tăng => đầu tư có xu hướng giảm => S giảm

3.6.8. Các yếu tố khác ( khí hậu, thiên tai,.. )

4. Cơ chế hoạt động của thị trường

4.1. Trạng thái cân bằng của cung, cầu ( hình )

4.1.1. Là trạng thái lí tưởng của thị trường

4.1.2. Qd=Qs ( xảy ra tại giao điểm của đường cầu và đường cung )

4.2. Trạng thái dư thừa ( hình )

4.2.1. Qs > Qd khi P>Pcb

4.2.2. có xu hướng giảm giá đề quay về trạng thái cân bằng

4.3. Trạng thái thiếu hụt ( hình )

4.3.1. Qs<Qd khi P < Pcb

4.3.2. có xu hướng tăng giá để quay về trạng thái cân bằng

4.4. Sự thay đổi trạng thái

4.4.1. D thay đổi, S cố định ( hình )

4.4.1.1. D tăng => P, Q tăng

4.4.1.2. D giảm => P, Q giảm

4.4.2. S thay đổi, D cố định

4.4.2.1. S tăng => P giảm, Q tăng

4.4.2.2. S giảm => P tăng, Q giảm

4.4.3. D thay đổi, S thay đổi

4.4.3.1. D , S tăng ( 1 )

4.4.3.1.1. Chắc chắn Qcb tăng

4.4.3.1.2. Pcb tăng, giảm hoặc không đổi => Phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi giữa cung và cầu

4.4.3.2. D, S giảm ( 2 )

4.4.3.2.1. chắc chắn Qcb giảm

4.4.3.2.2. Pcb tăng, giảm hoặc không đổi => Phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi giữa cung và cầu

4.4.3.3. S tăng , D giảm ( 3 )

4.4.3.3.1. chắc chắn Pcb giảm

4.4.3.3.2. Qcb tăng, giảm hoặc không đổi => Phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi giữa cung và cầu

4.4.3.4. S giảm, D tăng ( 4 )

4.4.3.4.1. chắc chắn Pcb tăng

4.4.3.4.2. Qcb tăng, giảm hoặc không đổi => Phụ thuộc vào tỉ lệ thay đổi giữa cung và cầu

4.4.3.5. Chú ý : các trường hợp 1,2,3,4 trên đều phải xét 3 trường hợp sau

4.4.3.5.1. S, D thay đổi cùng tỉ lệ

4.4.3.5.2. S thay đổi ít, D thay đổi nhiều

4.4.3.5.3. S thay đổi nhiều, D thay đổi ít

5. Thặng dư tiêu dùng & thặng dư sản xuất

5.1. Thặng dư tiêu dùng ( CS )

5.1.1. Người tiêu dùng có lợi từ tham gia trao đổi hàng hóa/dịch vụ trên thị trường

5.1.2. Là sự chênh lệch giữa Pmax mà người mua chấp nhận mua với giá bán trên thị trường

5.1.3. Tổng CS = diện tích ( dưới đường cầu + trên đường giá ) ( hình )

5.1.4. CS=1/2*(Pm-Po)*Qo

5.2. Thặng dư sản xuất ( PS )

5.2.1. Người sản xuất thu lợi từ tham gia trao đổi hàng hóa/dịch vụ trên thị trường

5.2.2. Là sự chênh lệch giữa mức Pmin mà người bán chấp nhận bán với giá bán trên thị trường

5.2.3. Tổng PS = diện tích ( trên đường cung + dưới đường giá ) ( hình )

5.2.4. PS=1/2 * ( Po-Pb)*Qo

6. Độ co dãn cung & cầu

6.1. Độ co dãn của cầu

6.1.1. Độ co dãn của cầu theo giá ( Edp )

6.1.1.1. Khái niệm

6.1.1.1.1. Tỷ lệ % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó

6.1.1.1.2. Khi P tăng 1% thì Qd giảm bao nhiêu % và ngược lại

6.1.1.2. Công thức ( Edp =< 0 )

6.1.1.2.1. Edp= % denta Q / % denta P = dentaQ/dentaP * P/Q

6.1.1.3. Phân loại

6.1.1.3.1. Độ co dãn điểm

6.1.1.3.2. Độ co dãn khoảng

6.1.1.3.3. Các trường hợp ( hình )

6.1.1.4. Phân biệt dộ dốc đường cầu

6.1.1.4.1. Độ dốc của đường cầu không đổi tại mọi điểm trên đường cầu

6.1.1.4.2. Độ co dãn của cầu theo giá là khác nhau tại các điểm khác nhau trên đường cầu

6.1.1.4.3. Chú ý : Đi từ trên xuống dưới đường cầu thì cầu trở nên là kém co dãn

6.1.1.5. Mối quan hệ giữa Edp & TR ( tổng doanh thu ) ( hình )

6.1.1.5.1. TR= P*Q

6.1.1.5.2. Khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu co dãn , muốn TR tăng => P giảm

6.1.1.5.3. Khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu kém co dãn , muốn TR tăng => P tăng

6.1.1.5.4. Muốn TRmax => hãng phải kinh doanh tại mức giá mà ở đó cầu co dãn đơn vị

6.1.1.6. Các yếu tố tác động

6.1.1.6.1. Hàng hó thiết yếu hay xa xỉ

6.1.1.6.2. Sự sẵn có của hàng hóa thay thế

6.1.1.6.3. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hóa

6.1.1.6.4. Khoảng thời gian càng dài hệ số co dãn càng lớn

6.1.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập ( Edi )

6.1.2.1. Khái niệm

6.1.2.1.1. Là hệ số phản ánh % thay đổi trong Qd so với % thay đổi trong I

6.1.2.1.2. Khi I thay đổi 1% thì Qd thay đổi bao nhiêu %

6.1.2.2. Công thức

6.1.2.2.1. Edi = %dentaQ / %dentaI = dentaQ/dentaI * I/Q= Q'(I) * I/Q

6.1.2.3. Các trường hợp

6.1.2.3.1. Edi >1 , thì là hàng hóa xa xỉ, hàng hóa cao cấp

6.1.2.3.2. 0< Edi < 1 , thì là hàng hóa thiết yếu

6.1.2.3.3. Edi < 0 , thì là hàng hóa thứ cấp

6.1.2.3.4. Edi = 0 , thì Qd & thu nhâp ( I ) không có mối quan hệ với nhau

6.1.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo

6.1.3.1. Khái niệm

6.1.3.1.1. là hệ số % thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia

6.1.3.1.2. Khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %

6.1.3.2. Công thức

6.1.3.3. Các trường hợp

6.1.3.3.1. >0, thì X,Y là 2 hàng hóa thay thế

6.1.3.3.2. < 0, thì X,Y là 2 hàng hóa bổ sung

6.1.3.3.3. =0, thì X,Y là 2 hàng hóa độc lập

6.2. Độ co dãn của cung theo giá

6.2.1. Khái niệm

6.2.1.1. Là tỷ lệ % thay đổi trong Qs của 1 mặt hàng với % thay đổi trong giá của mặt hàng đó ( giả định các yếu tố khác không đổi )

6.2.1.2. Khi P thay đổi 1% thì Qs của hàng đó thay đổi bao nhiêu %

6.2.2. Công thức ( Esp >= 0 )

6.2.2.1. Esp= %dentaQs/ %dentaP = Q'(P) * P/Q

6.2.3. Phân loại

6.2.3.1. Độ co dãn tại một điểm

6.2.3.1.1. Esp= Q'(P) *P/Q = 1/P'(Q) * P/Qs

6.2.3.2. Độ co dãn tại một khoảng

6.2.3.2.1. Esp = %dentaQs/ %dentaP = ( (Q1-Q2)/(P1-P2) * ( P1+P2)/2 / (Q1+Q2)/2 )

6.2.4. Các trường hợp

6.2.4.1. Cung co dãn Esp>1

6.2.4.2. Cung kém co dãn 0<Esp<1

6.2.4.3. Cung co dãn đơn vị Esp = 1

6.2.4.4. Cung không co dãn Esp=0

6.2.4.5. Cung co dãn hoàn toàn Esp= vô cùng

6.2.5. Các yếu tố tác động

6.2.5.1. Mức sản lượng mà nhà sản xuất cung ứng trên thị trường

6.2.5.2. Tác động của giá cả các yếu tố đàu vào

6.2.5.3. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa

6.2.5.3.1. Esp lớn đối với hàng hóa dễ cất giữ

6.2.5.3.2. Esp nhỏ đối với hàng hóa khó cất giữ

7. Sự can thiệp của chính phủ

7.1. Can thiệp bằng công cụ giá cả

7.1.1. Giá trần ( hình )

7.1.1.1. Khái niệm

7.1.1.1.1. Là mức giá cao nhất mà không được phép vượt qua do Chính phủ quy định

7.1.1.2. Mục đích

7.1.1.2.1. Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

7.1.1.3. P trần < Pcb

7.1.1.3.1. Gây thiếu hụt hàng hóa

7.1.2. Giá sàn ( hình )

7.1.2.1. Khái niệm

7.1.2.1.1. là mức giá thấp nhất không được phép thấp hơn do Chính phủ quy định

7.1.2.2. Mục đích

7.1.2.2.1. Bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất

7.1.2.3. P sàn > P cb

7.1.2.3.1. Gây dư thừa hàng hóa

7.2. can thiệp bằng công cụ thuế

7.2.1. vào Nhà sản xuất

7.2.1.1. Với người mua

7.2.1.1.1. Giá bán Pm>Po, lượng bán Q1<Qo

7.2.1.2. Với người bán

7.2.1.2.1. Pm>Po, giá nhận Pm-t= Pb-Po , Q1<Qo

7.2.1.3. Công thức ( hình )

7.2.1.3.1. T chính phủ = tQ1

7.2.1.3.2. Tsx= ( Po-Pb)*Q1

7.2.1.3.3. T người tiêu dùng = ( Pm-Po) *Q1

7.2.2. vào Người tiêu dùng

7.2.2.1. Với người bán

7.2.2.1.1. Pb<Po, Q1<Qo

7.2.2.2. Với người mua

7.2.2.2.1. Mức giá mua Pb, giá thực trả Pb+t= Pm>Po , lượng mua Q1<Qo

7.2.2.3. Công thức ( hình )

7.2.2.3.1. T chính phủ = tQ1

7.2.2.3.2. Tsx= ( po-Pb) *Q1

7.2.2.3.3. T người tiêu dùng = ( Pm-Po) * Q1

7.3. Công cụ khác ( hình )