1. Bài 7 Phần mềm máy tính
1.1. Khái niệm phần mềm máy tính
1.1.1. - Là chương trình thu được sau khi thực hiện giải các bài toán trên máy tính và dùng để giải bài toán với nhiều bộ Input khác nhau. - Phần mềm máy tính gồm 2 loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
1.2. Phần mềm hệ thống
1.2.1. - Là chương trình tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác.
1.2.2. - Có chức năng cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình trong quá trình máy tính hoạt động.
1.3. Phần mềm ứng dụng
1.3.1. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được viết để giúp giải quyết các công việc thường gặp như soạn thảo văn bản, quản lí học sinh, xếp thời khoá biểu, xử lí ảnh, trò chơi. Ví dụ: WORD, EXCEL, Netbean, BKAV( phần mềm diệt virus),....
2. Bài 9 Tin học và xã hội
2.1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
2.1.1. - Các thành tựu của tin học được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội và đem lại nhiều hiệu quả to lớn. - Sự phát triển của tin học làm thay đổi nhiều nhận thức về tổ chức hoạt động. - Ứng dụng vào giáo dục nâng cao dân trí kết hợp với việc đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao
2.2. Xã hội tin học hóa
2.2.1. Các mặt hoạt động chính của xã hội như: sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục,... đều đã được tin học hóa để tăng hiệu quả
2.3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
2.3.1. Con người cần có ý thức bảo vệ thông tin vì đó là tài sản chung của mọi người, nằm trong một hệ thống có quy mô toàn cầu
2.3.2. Mọi hành động ảnh h¬ưởng đến hoạt động bình thư¬ờng của hệ thống tin học đều coi là phạm tội. Như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung vi rút, tung tin sai…
2.3.3. Xã hội phải đề ra những quy định điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau
3. Bài 3 Giới thiệu về máy tính
3.1. Khái niệm hệ thống tin học
3.1.1. - Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, truyền và lưu trữ thông tin - Gồm 3 phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người.
3.1.2. Sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính
3.2. Bộ nhớ trong
3.2.1. ROM( Read only Memory): chứa 1 số chương trình nạp sẵn, dữ liệu trong ROM không thể xóa được và không bị mất đi khi tắt máy.
3.2.2. RAM( Random Access Memory): là bộ nhớ có thể đọc, ghi và dữ liệu bị mất đi khi tắt máy.
3.3. Bộ xử lí trung tâm
3.3.1. Bộ điều khiển
3.3.2. + Bộ số học logic
3.3.3. + Thanh ghi( Register): lưu trữ các lệnh và dữ liệu 1 cách tạm thời.
3.3.4. + Bộ nhớ truy cập nhanh( Cache): trung gian cho sự truy cập giữ bộ nhớ và thanh ghi.
3.4. Bộ nhớ ngoài
3.5. Thiết bị vào
3.6. Thiết bị ra
3.7. Hoạt động của máy tính
3.7.1. Máy tính hoạt động theo 1 dãy lệnh cho trước( chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người.
4. Bài 4 Bài toán và thuật toán
4.1. Khái niệm bài toán
4.1.1. - Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện - Các yếu tố của một bài toán: + Input: Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính + Output: Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính
4.2. Khái niệm thuật toán
4.2.1. Khái niệm - Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
4.2.2. Biểu diễn thuật toán - Sử dụng cách liệt kê: nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành - Sử dụng sơ đồ khối để mô tả thuật toán.
4.2.3. Các tính chất của thuật toán - Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác. - Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác để xác định để được thực hiện tiếp theo. - Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.
5. Bài 5 Ngôn ngữ lập trình
5.1. Ngôn ngữ máy
5.1.1. Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được Các lệnh viết ở ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc dạng mã hexa - Ưu điểm: khai thác triệt để đặc điểm phần cứng của máy - Nhược điểm: + Con người khó có thể hiểu được ngôn ngữ máy + Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh.
5.2. Hợp ngữ
5.3. Ngôn ngữ bậc cao: Turbo, Pascal
6. Bài 1 Tin học là một ngành khoa học
6.1. Sự hình thành và phát triển của tin học
6.1.1. Bắt đầu từ sự ra đời của máy tính điện tử, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thông tin trở nên lớn hơn.
6.1.2. Trong bối cảnh đó, ngành tin học được hình thành và phát triển thành 1 nghành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
6.1.3. Ngành tin học có những đặc điểm tương tự như những ngành khoa học khác nhưng cũng có 1 số đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tác rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.
6.2. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
6.2.1. Vai trò: Là một công cụ lao động do con người sáng tạo ra để trợ giúp trong công việc, hiện không thể thiếu trong kỉ nguyên thông tin và ngày càng thêm nhiều khả năng kì diệu
6.2.2. Đặc tính: - Máy tính có thể ″làm việc không mệt mỏi″ trong suốt 24/24 giờ - Tốc độ xử lí thông tin của máy tính rất nhanh và ngày càng được nâng cao. Chỉ trong vòng sáu mươi năm, tốc độ của máy tính đã tăng lên hàng triệu lần - Máy tính là một thiết bị tính toán có độ chính xác cao - Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế. Những thiết bị lưu trữ thông tin của máy tính ngày càng được cải tiến để có dung lượng lớn hơn, tiện sử dụng hơn. - Giá thành máy tính ngày càng hạ nhờ những tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật. - Máy tính ngày càng gọn nhẹ và tiện dụng. - Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. Các mạng máy tính lại có thể liên kết với nhau thành một mạng lớn hơn, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.
6.3. Thuật ngữ tin học
6.3.1. Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu thông tin, có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu nhập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
7. Bài 2 Thông tin và dữ liệu
7.1. Khái niệm thông tin và dữ liệu
7.1.1. thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người.
7.1.2. Thông tin là những hiểu biết có thể có được về một thưc thể nào đó, được gọi là thông tin về thực thể đó.
7.1.3. dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính
7.2. Đơn vị đo lường thông tin
7.2.1. bit
7.3. Các dạng thông tin
7.3.1. Dạng văn bản: báo, sách, vở,....
7.3.2. Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp,...
7.3.3. Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn,…
7.4. Mã hóa thông tin trong máy tính
7.4.1. Khái niệm mã hóa thông tin: là quá trình biến đổi thông tin về dạng bit để máy tính có thể hiểu và xử lý được.
7.4.2. Thông tin phải được mã hóa về các dạng: văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.
7.4.3. Để mã hóa thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hóa các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255
7.5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
7.5.1. Dạng số
7.5.2. Dạng phi số
8. Bài 6 Giải bài toán trên máy tính
8.1. B1: xác định bài toán
8.2. B2: lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán
8.3. B3: viết chương trình
8.4. B4: hiệu chỉnh
8.5. B5: viết tài liệu
9. Bài 8 Những ứng dụng của tin học
9.1. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật VD: thiết kế ô tô trên máy tính
9.2. Hỗ trợ việc quản lí: Word, Excel,....
9.3. Tự động hóa và điều khiển VD: làm robot, vệ tinh nhân tạo, tên lửa,...
9.4. Truyền thông: mạng internet, Zalo, Facebook, Instagram,.....
9.5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng: văn phòng điện tử, xuất bản điện tử, …
9.6. Trí tuệ nhân tạo: robot sophia
9.7. Giáo dục: học online
9.8. Giải trí: chơi ga
9.8.1. chơi game, nghe nhạc,...