KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885 - 1896)

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885 - 1896) by Mind Map: KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ (1885 - 1896)

1. 3) KẾT QUẢ: Thất bại

1.1. chủ yếu do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc.

1.1.1. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung.

2. TIỂU SỬ PHAN ĐÌNH PHÙNG

2.1. - Năm 1876, Phan Đình Phùng thi đậu cử nhân; năm 1877, đậu Đình nguyên Tiến sĩ, nên nhân dân địa phương gọi là cụ Đình

2.2. - Từng sung chức Ngự sử Đô sát viện chuyên " giữ việc giám sát trăm quan, biện minh oan khuất, phàm có án kiện quan trọng thì cùng Bộ Hình và Đại lý tự hội thẩm".

2.3. - Năm 1883, vì thấy Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa, không làm theo di chiếu của vua Tự Đức, cụ đứng lên phản đối và vì thế bị Tôn Thất Thuyết cách chức đuổi về quê.

2.4. Dưới sự chỉ huy của Cao Thắng, tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

2.5. - Phan Đình Phùng kiên quyết kháng chiến, một lòng một dạ vì nhân dân, vì đất nước. Cuối năm 1895, trong một trận giao tranh ác liệt, Cụ bị thương và sau đó đã trút hơi thở cuối cùng tại núi Quạt vào ngày 28/12/1895

3. Phan Đình Phùng được vua Hàm Nghi và đại tướng Tôn Thất Thuyết giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh (10/1885)

3.1. PĐP tiến hành tập hợp, phát triển các cuộc khởi nghĩa thành một phong trào có quy mô rộng lớn, dưới sự chỉ đạo thống nhất là ông.

4. Địa bàn hoạt động: bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.

5. 1) NGUYÊN NHÂN:

5.1. - Vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (tháng 7/ 1885)

6. 2) DIỄN BIẾN:

6.1. Giai đoạn 1 (1885 -1888)

6.1.1. - Đầu 1889, đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích.

6.1.2. Chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu.

6.2. Giai đoạn 2 (1888 - 1896)

6.2.1. - Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.

6.2.2. - 17/10/1894, giành thắng lợi trong trận phục kích ở núi Vụ Quang.

6.2.3. - 28/12/1895, trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh.

6.2.4. - 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.

6.2.5. - Nhiều trận đánh nổi tiếng diễn ra: tấn công đồn Trường Lưu (5/1890), tập kích thị xã Hà Tĩnh (8/1892).

6.2.6. - Trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương), trên đường về Nghệ An, Cao Thắng trúng đạn và hi sinh.