Sơ đồ tư duy :HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Nhóm Ngô gia văn phái) Hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân...

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Sơ đồ tư duy :HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Nhóm Ngô gia văn phái) Hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài by Mind Map: Sơ đồ tư duy :HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ  (Nhóm Ngô gia văn phái)  Hồi mười bốn  Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận   Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài

1. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. HÌNH TƯỢNG VUA QUANG TRUNG

1.1. 1.1 :Là một vị vua yêu nước thương dân

1.1.1. -Khi nghe tin quân Thanh kéo sang thôn tính nước ta, QT giận lắm, định thân chinh cần quân đi diệt giặc. - Khi nói chuyện với quân sĩ: + Ông khẳng định chủ quyền dân tộc: “ đất nào sao ấy” + Chỉ rõ tội ác và âm mưu xâm lược của giặc + Nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Khi nói chuyện với Ngô Thì Nhậm: ông khẳng định việc binh đao không phải là phúc cho dân.

1.2. 1.2 : Là nhà lãnh đạo có hành động mạnh mẽ,….

1.2.1. - Khi nghe tin giặc chiếm Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn nhưng Quang Trung không hề nao núng mà định thân chinh cầm quân đi ngay. -Chỉ trong vòng hơn một tháng, Quang Trung đã làm được rất nhiều việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc thúc đội quân ra Bắc, hỏi ý kiến người tài, tuyển binh, duyệt binh, đánh tan 29 vạn quân Thanh.

1.3. 1.3 :là người có trí tuệ sáng suốt nhạy bén.

1.3.1. a. Sáng suốt trong việc lựa chọn thời điểm lên ngôi vì - Làm cho cương vị rõ ràng danh chính ngôn thuận. - Tránh được sự hai lòng của binh sĩ, thống nhất nội bộ. - Hội tụ nhân tài, thu phục lòng dân.

1.3.2. b. Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch. Điều này được bộc lộ qua lời phủ dụ với các tướng sĩ trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An:

1.3.2.1. Đối với quân địch

1.3.2.1.1. + nhìn rõ dã tâm xâm lược của nhà Thanh

1.3.2.1.2. + Ông còn vach rõ tôi ác của kẻ thù đối với nhân dân ta

1.3.2.2. Đối với quân ta

1.3.2.2.1. + khơi dậy lòng tự hào dân tộc bằng cách nhắc lai những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông từ ngàn xưa

1.3.2.2.2. + đề ra kỉ luât nghiêm minh với quân lính vừa chí tình, vừa nghiêm khắc “các người đều là những kẻ có lương tri… không tha một ai”

1.3.3. c. Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người - Hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của từng tướng: + Đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và sử dụng như một vị quân sư đa mưu túc trí. + Đối với hai tướng Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân: Quang Trung nhìn nhận sâu sắc, phân xử có lí có tình

1.4. 1.4 :Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng

1.4.1. - Giặc đang chiếm đóng Thăng Long mà QT quả quyết chỉ trong mươi ngày có thể đuổi được quân Thanh.

1.4.2. - Ông khẳng định chắc như đinh đóng cột

1.4.3. - Mới khởi binh đã tính đến kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng để ta có thời gian yên ổn dựng nước trong 10 năm , làm dân giàu nước mạnh.

1.5. 1.5 : Có tài mưu lược và dụng binh như thần

1.5.1. - Tài điều binh hành quân:

1.5.1.1. + Chọn thời cơ + hành quân thần tốc + đảm bảo bí mật

1.5.1.2. + Quân Tây Sơn vừa hành quân, tuyển lính, huấn luyện vừa đánh giặc trên đường đi mà hàng ngũ vẫn chỉnh tề, giữ được bí mật tuyệt đối, đánh thắng những trận đẹp -> đến nỗi quân Thanh khiếp sợ tưởng như tướng từ trời rơi xuống, quân từ đất chui lên

1.5.1.3. + Kết quả: 29 vạn quân Thanh bị đánh tan tành, cảnh tượng hỗn độn chưa từng thấy

1.5.2. - Tài điều khiển các trận đánh: linh hoạt, sáng tạo.

1.5.2.1. + Trận đánh đồn Hà Hồi: trống rong cờ mở bắc loa truyền gọi làm áp đảo tư tưởng quân giặc

1.5.2.2. + Trận đánh đồn Ngọc Hồi: bện rơm ghép ván tránh lửa, dùng kế gậy ông đập lưng ông.

1.5.2.3. -> QT là một thiên tài quân sự kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, là linh hồn của cuộc đại thắng quân Thanh năm 1789

1.6. => Tóm lại, hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được khắc họa đậm nét bằng cảm hứng ngợi ca ngưỡng mộ, xứng đáng là một vị anh hùng dân tộc vĩ đại, vị vua yêu nước, thiên tài quân sự và đây cũng là một hình tượng tuyệt đẹp trong lịch sử văn học Việt Nam.

2. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 2. SỰ THẢM BẠI CỦA QUÂN TƯỚNG NHÀ THANH VÀ SỐ PHẬN BI ĐÁT CỦA VUA TÔI LÊ CHIÊU THỐNG

2.1. 2.1 Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.

2.1.1. • Khi mới vào Thăng Long: + Không phải gặp bất kì trở ngại nào, lại thêm sự tiếp tay của triều nhà Lê nên kiêu căng chủ quan không đề phòng, mặc sức vui chơi, chăm chú vào yến tiệc.

2.1.2. Khi nghe tin Hạ Hồi, Ngọc Hồi bị hạ:

2.1.2.1. - Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn

2.1.2.2. - Tướng lĩnh nhà Thanh lộ rõ sự hèn nhát, bạc nhược, ham sống, sợ chết: Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao.

2.1.2.3. - Quân lính hoảng hồn “ai nấy đều rụng rời sợ hãi hoặc xin hàng hoặc bỏ chạy toán loạn dày xéo mà chết”, xô đẩy đến mức đứt cầu phao, xác người làm tắc nghẽn cả khúc sông Hồng.

2.1.3. => Cả một đội quân trước đây hùng hổ, huênh hoang, ngạo mạn thì giờ lại xộc xệch, hỗn loạn, nháo nhác. Quả là sự hảm bại nhục nhã!

2.2. 2.2. Số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống.

2.2.1. Vì lợi ích riêng của dòng họ, vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược => phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin đâu còn tư cách của bậc quân vương.

2.2.2. Kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc, chạy bán sống bán chết để mong giữ lấy thân, cướp cả thuyền đánh cá để qua sông.

3. I. KHÁI QUÁT CHUNG

3.1. 1. Tác giả:

3.1.1. - “ Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm do một số người cùng dòng họ Ngô Thì viết và được viết trong nhiều thời điểm khác nhau. Có 2 tác giả chính: + Ngô Thì Chí: (viết 7 hồi đầu.) làm quan cho triều Lê. + Ngô Thì Du: (Viết 7 hồi tiếp theo): làm quan dưới triều Nguyễn- Quê: làng Tả Thanh Oai, Hà Tây (Hà Nội). - Sống ở thế kỉ XVIII, XIX - Là những nhà Nho mang nặng tư tưởng trung quân ái quôc. - Là những cây bút chân thực, tiến bộ, phản ánh chân thực lịch sử.

3.2. 2. Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí

3.2.1. -Hoàn cảnh sáng tác: Do nhiều người trong dòng họ Ngô Thì viết Viết trong nhiều thời điểm nối tiếp nhau, khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Đây là giai đoạn chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.

3.2.2. b. Nhan đề: Hoàng Lê nhất thống chí Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.

3.2.3. c. Thể loại: - Thể “chí”: một lối văn ghi chép sự vật sự việc. - Là tiểu thuyết lịch sử chương hồi vì: + Tác phẩm có liên quan đến các sự kiện lịch sử nước ta khoảng 30 năm cuối TK 18 - đầu thế kỉ 19. + Các sự thật lịch sử trong tác phẩm được ghi chép theo lối chương hồi. + Các nhân vật trong tác phẩm hiện lên như những hình tượng văn học sinh động, phản ánh bức tranh rộng lớn về tình hình đất nước với: sự suy tàn của triều đại vua Lê - chúa Trịnh và khí thế chiến thắng của quân Tây Sơn.

3.3. 3. Đoạn trích:

3.3.1. b. Chủ đề hồi mười bốn: - Kể lại sự việc Quang Trung cầm quân ra Bắc đánh quân Thanh, qua đó: + Ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ tài đức song toàn và sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn. + Cho thấy sự hèn nhát, số phận bi thảm của vua tôi nhà Lê + bè lũ quân Thanh.

3.3.2. a. Vị trí: Hồi thứ 14.