Khảo sát sự hấp phu của acid acetic trên than hoạt tính

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Khảo sát sự hấp phu của acid acetic trên than hoạt tính by Mind Map: Khảo sát sự hấp phu của acid acetic trên than hoạt tính

1. Pha các dung dịch X từ dung dịch CH₃COOH 1N

1.1. Rót dung dịch gốc qua cốc trung gian ( becher ), không đưa pipet trực tiếp vào dung dịch gốc . Dùng pipet chính xác hút 80ml dung dịch CH₃COOH 1N cho vào bình định mức 200ml thêm nước cất vừa đủ ta được dung dịch X4 0,4N

1.1.1. Đảm bảo các điểm nằm trên một đường qui ước đường đẳng nhiệt hấp phụ , ta thực hiện phương pháp giai mẫu đảm bảo nồng độ nằm trong khoảng biến đổi pha loãng ½ .

1.2. Dùng bình định mức lấy 100ml dung dịch X4 cho vào bình định mức 200ml , thêm nước cất vừa đủ ta được X3 . Tương tự dùng X3 để pha X2, dùng X2 pha X1

1.2.1. Khi pha xong X4 , tiến hàng chuẩn độ X4 ngay lập tức . Nếu X4 đúng nồng độ lý thuyết ta mới lấy X4 để pha các mẫu khác

1.2.2. Khi pha xong, dung dịch được chứa trong bình có nắp và ghi nhãn

2. Chuẩn độ

2.1. Tiến hành chuẩn độ các dung dịch X bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị phenolphtalein . Dựa trên đó, tính nồng độ ban đầu dung dịch X1 -> X4

2.1.1. Sử dụng erlen không có nắp để chuẩn độ

2.1.2. Sử dụng pipet chính xác

2.1.3. Kiểm tra bọt khí ở buret, tráng buret

2.1.4. Không hút sẵn acid acetic để tránh bị bay hơi

2.1.5. Lắc nhẹ erlen

3. Chuẩn độ các dung dịch X sau hấp phụ

3.1. Chuẩn độ dịch lọc sau hấp phụ

3.1.1. Lấy chính xác thể tích dịch lọc X sau khi lọc bằng các dụng cụ chính xác

3.2. Tính toán nồng độ các dung dich sau hấp phụ

4. Cho hấp phụ dung dịch X bằng than hoạt

4.1. Cho vào 4 bình nón nút mài mỗi bình chính xác 50ml dung dịch X . Dùng cân phân tích cân và cho vào các bình nón mỗi bình một lượng chính xác khoảng 1,5 g than hoạt . Lắc đều nhẹ nhàng trong 5 phút và để yên trong 20 phút . Sau đó lọc qua lấy giấy để lấy dung dịch

4.1.1. Lưu ý : cân nhanh than hoạt để than không hấp thụ nước hoặc các chất bên ngoài không khí

4.1.2. Cân than trên tờ giấy cân , sau đó chuyển than vào bình erlen để than nằm gọn trong lòng bình

4.1.3. Lau khô phần phía trong cổ bình erlen

4.1.4. Thực hiện đồng nhất các bình , tránh chênh lệch thời gian thực hiện thí nghiệm

4.2. Lọc qua giấy lọc xếp nếp và thấm ướt bằng dịch lọc

4.2.1. Thấm ướt giấy lọc bằng nước cất

4.2.1.1. Do giấy lọc có cấu trúc xốp , có tính hấp phụ . Khi tráng bằng dịch lọc , thành phần chất tan trong dịch lọc sẽ bị giấy hấp phụ . Sau đó , thêm dịch lọc mới vào sẽ đẩy chất tan qua và môi trường phân tán là phần nước sẽ bị giữ lại . Như vậy nồng độ dịch lọc tăng dẫn đến sai số tăng . Dịch lọc chứa than hoạt , than hoạt sẽ bám lên lỗ lọc của giấy lọc nên hiệu suất lọc sẽ giảm . Nên ưu tiên dùng nước cất .

4.2.2. Bỏ một ít ( vài ml) dịch lọc ban đầu , sau đó thu dịch lọc vào bình nắp