Phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Toán

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Toán by Mind Map: Phương pháp, kĩ thuật dạy học môn Toán

1. Phương pháp riêng

1.1. PP dạy học giải quyết vấn đề

1.1.1. Khái niệm

1.1.1.1. Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức phù hợp để hình thành và phát triển “Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo” (năng lực chung)

1.1.2. Cách tiến hành

1.1.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề gồm 4 bước: Bước 1: Nhận biết vấn đề. Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề Bước 3: Thực hiện kế hoạch Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận

1.2. PP dạy học mô hình hóa

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Dạy học mô hình hoá toán học là dạy học cách thức xây dựng mô hình toán học của thực tiễn, nhắm tới trả lời cho những câu hỏi, vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.

1.2.2. Cách tiến hành

1.2.2.1. Đối với dạy học mô hình hoá: Bước 1: Dạy học tri thức toán học (giới thiệu định nghĩa khái niệm, định lí, hệ quả, công thức,...). Bước 2: Vận dụng tri thức vào việc giải quyết các bài toán ngoài toán học (thực tiễn) mà ở đó cần đến mô hình hoá toán học.

1.3. PP dạy học bằng mô hình hóa toán học

1.3.1. Khái niệm

1.3.1.1. Dạy học bằng mô hình hoá toán học là dạy học toán thông qua dạy học mô hình hoá. Như vậy, tri thức toán học cần giảng dạy sẽ nảy sinh qua quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3.2. Cách tiến hành

1.3.2.1. Bước 1: Nêu vấn đề ngoài toán học (thực tiễn). Bước 2: Xây dựng mô hình toán học. Bước 3: Tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề ngoài toán học (thực tiễn). Bước 4: Thể chế hoá tri thức cần giảng dạy (khái niệm, định lí, hệ quả, công thức,...) sinh ra từ trong quá trình giải quyết vấn đề.

1.4. PP dạy học toán qua tranh luận khoa học

1.4.1. Khái niệm

1.4.1.1. Dạy học toán qua tranh luận khoa học là tổ chức lớp học toán như một cộng đồng khoa học, trong đó HS sẽ đóng vai các nhà toán học nhằm thiết lập chân lí cho các kiến thức toán học cần dạy dựa vào các quy tắc suy luận logic và những tri thức toán học đã biết.

1.4.2. Cách tiến hành

1.4.2.1. Tổ chức tranh luận khoa học có thể diễn ra theo 4 bước : Bước 1: Làm việc cá nhân Bước 2: Nghiên cứu theo nhóm Bước 3: Tranh luận chung trong lớp HS: Bước 4: Thể chế hóa .

1.5. PP dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm

1.5.1. Khái niệm

1.5.1.1. Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm là dạy học dựa trên mô hình gắn với lí thuyết học tập trải nghiệm (Experiential Learning Theory) được đưa ra từ năm 1971 bởi David Kolb. Tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm. Do vậy, thông qua hành động (thực hành, làm việc), HS tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa vào đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.

1.5.2. Cách tiến hành

1.5.2.1. +Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm gồm 4 bước sau: + Bước 1: Trải nghiệm cụ thể + Bước 2: Quan sát – Suy ngẫm + Bước 3: Khái quát hóa – trừu tượng hóa + Bước 4: Thử nghiệm tích cực

2. Kĩ thuật riêng

2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn.

2.1.2. Cách tiến hành

2.1.2.1. − HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn. − HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm. − Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. − Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định. − Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm của “khăn trải bàn”.

2.2. Kĩ thuật KWL và KWLH

2.2.1. Khái niệm

2.2.1.1. Kĩ thuật KWL (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng.

2.2.2. Cách tiến hành

2.2.2.1. − Sau khi giới thiệu tổng quan và mục tiêu của vấn đề, chủ đề, GV yêu cầu HS điền những điều đã biết về vấn đề, chủ đề đó vào cột K của bảng. − GV khuyến khích HS suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu về vấn đề, chủ đề. − Trong và sau quá trình học tập, HS điền vào cột L những điều vừa học được. − Cuối cùng, HS sẽ so sánh với những điều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của những điều đã biết (cột K), mức độ đáp ứng nhu cầu của những điều muốn biết (cột W) ban đầu.

2.3. Kĩ thuật phòng tranh

2.3.1. Khái niệm

2.3.1.1. Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển, quan sát các sản phẩm của HS khác, đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, GV tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.

2.3.2. Cách tiến hành

2.3.2.1. GV giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở các nhóm khác nhau. HS thực hiện nhiệm vụ và trưng bày các sản phẩm học tập như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Trong quá trình “xem triển lãm”, HS đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm. HS quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm. GV tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân hoặc nhóm.

2.4. Kĩ thuật mảnh ghép

2.5. Kĩ thuật sơ đồ tư duy

2.5.1. Khái niệm

2.5.1.1. Sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh... Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính

2.5.2. Cách tiến hành

2.5.2.1. − Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan: + Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: bút lông với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn, keo dính... + Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind... Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it)... + Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả. − Vẽ sơ đồ tư duy: + Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. + Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng CHỮ IN HOA. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ. + Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. + Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết. Trong dạy học, có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong nhiều tình huống khác nhau. + GV chuẩn bị sơ đồ tư duy và tổ chức cho HS tìm hiểu bài giảng theo trình tự các nhánh nội dung trong sơ đồ tư duy do GV thiết kế. GV cũng có thể yêu cầu HS hoàn thành các nội dung còn khuyết hoặc triển khai thêm dựa trên sơ đồ tư duy do GV cung cấp. +GV yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề; trình bày kết quả thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình bày tổng quan một chủ đề; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chú bài học...