
1. Vật liệu cơ khí
1.1. Vật liệu kim loại
1.1.1. Kim loại đen
1.1.1.1. Thành phần chủ yếu: Sắt và Cacbon
1.1.1.2. Tỉ lệ Cacbon trong vật liệu
1.1.1.2.1. <= 2,14% -> gọi là thép
1.1.1.2.2. > 2,14% -> gọi là gang
1.1.1.2.3. Tỉ lệ cacbon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn
1.1.2. Kim loại màu
1.1.2.1. Thường được dùng dưới dạng hợp kim
1.1.2.2. Dễ kéo dài, dát mỏng, có tính chống mài mòn/ ăn mòn cao, đa số có thể dân điện và nhiệt tốt
1.1.2.3. Ít bị oxi hóa trong môi trường
1.1.2.4. Chủ yếu là đồng, nhôm và hợp kim của chúng
1.2. Vật liệu phi kim loại: Khả năng dẫn điện, nhiệt kém nhưng dễ gia công, không bị oxi hóa, ít mài mòn
1.2.1. Chất dẻo
1.2.1.1. Chất dẻo nhiệt
1.2.1.1.1. Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo
1.2.1.1.2. Ít bị hóa chất tác dụng, dễ pha màu, có khả năng chê biến lại
1.2.1.2. Chất dẻo nhiệt rắn
1.2.1.2.1. Được hóa rắn ngay sau khi ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công
1.2.1.2.2. Chịu được nhiệt độ cao, độ bền cao, nhẹ, ko dẫn điện, nhiệt
1.2.2. Cao su
1.2.2.1. Dẻo, đàn hồi, giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt
1.2.2.2. Gồm 2 loại
1.2.2.2.1. Tự nhiên
1.2.2.2.2. Nhân tạo
2. Dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí
2.1. Dụng cụ
2.1.1. Dụng cụ đo
2.1.1.1. Thước đo chiều dài
2.1.1.1.1. Thước lá
2.1.1.1.2. Thước cuộn
2.1.1.1.3. Thước cặp
2.1.1.2. Thước đo góc
2.1.1.2.1. Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.
2.1.1.2.2. Êke, Ke vuông
2.1.1.2.3. Thước đo góc vạn năng
2.1.2. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
2.1.2.1. Dụng cụ tháo, lắp
2.1.2.1.1. Mỏ lết, Cờ lê : dùng tháo lắp
2.1.2.1.2. Tua vít: tháo lắp ốc vít
2.1.2.2. Dụng cụ kẹp chặt
2.1.2.2.1. Êtô: dùng để kẹp chặt vật khi gia công
2.1.2.2.2. Kìm
2.1.3. Dụng cụ gia công
2.1.3.1. Búa
2.1.3.1.1. Đầu búa và cán búa.
2.1.3.1.2. Dùng để tạo một lực đóng vào một vật khác.
2.1.3.2. Cưa
2.1.3.2.1. Khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay cầm.
2.1.3.2.2. Dùng để cắt các loại vật liệu.
2.1.3.3. Đục: dùng để chặt kim loại
2.1.3.3.1. Phần đầu, thân và lưỡi đục.
2.1.3.3.2. Dùng để chặt đứt hay đục rãnh.
2.1.3.4. Dũa
2.1.3.4.1. Lưỡi dũa và cán dũa.
2.1.3.4.2. Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu.
2.2. Phương pháp gia công
2.2.1. Cưa và đục kim loại
2.2.1.1. Cắt kim loại bằng cưa tay
2.2.1.1.1. Khái niệm
2.2.1.1.2. Kĩ thuật cưa
2.2.1.2. Đục kim loại
2.2.1.2.1. Khái niệm
2.2.1.2.2. Kĩ thuật đục
2.2.1.2.3. An toàn khi đục
2.2.2. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân.
2.2.3. Dũa và khoan kim loại
2.2.3.1. Dũa
2.2.3.1.1. Các loại dũa: dũa tròn, dũa dẹt, dũa tam giác, dũa vuông , dũa bán nguyệt.
2.2.3.1.2. Kĩ thuật dũa
2.2.3.2. Khoan
2.2.3.2.1. Khoan là phương pháp phổ biến để gia công lỗ trên vật đặc hoặc làm rộng lỗ đã có sẵn.
2.2.3.2.2. Mũi khoan
2.2.3.2.3. Máy khoan
2.2.3.2.4. Kĩ thuật khoan
2.2.3.2.5. An toàn khi khoan
3. Chi tiết máy và lắp ghép
3.1. Mối ghép không tháo được
3.1.1. Ghép bằng đinh tán
3.1.1.1. Chi tiết được ghép thường có dạng tấm
3.1.1.2. Chi tiết ghép là đinh tán
3.1.1.2.1. Hình trụ
3.1.1.2.2. Đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc nón cụt)
3.1.1.3. Lỗ chi tiết được tao ra bằng cách đột hoặc khoan
3.1.1.4. Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ
3.1.2. Ghép bằng hàn
3.1.2.1. Hàn là làm nóng chảy cục bộ kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các chi tiết lại với nhau, hoặc được dính kết bằng vật liệu nóng chảy khác
3.1.2.2. Các loại hàn
3.1.2.2.1. Hàn nóng chảy
3.1.2.2.2. Hàn áp lực
3.1.2.2.3. Hàn thiếc
3.2. Mối ghép tháo được
3.2.1. Ghép bằng ren
3.2.1.1. Mối ghép bulông: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.
3.2.1.2. Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, vít cấy.
3.2.1.3. Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép, đinh vít.
3.2.2. Ghép bằng then và chốt
3.2.2.1. Mối ghép bằng then: then hình trụ hoặc hộp chữ nhật được đặt trong rãnh của bánh đai và trục quay làm cho bánh đai không có chuyển động trượt khi quay.
3.2.2.2. Mối ghép bằng chốt hình trụ đặt trong lỗ xuyên ngang qua haichi tiết được ghép để truyền lực và cũng trách chuyển độngtương đối giữa chúng.
3.3. Các loại khớp động
3.3.1. Khớp định tiến
3.3.1.1. Cấu tạo
3.3.1.1.1. Mối ghép sống trượt có mặt tiếp xúc là sống trượt- rãnh trượt nhẵn.
3.3.1.1.2. Mối ghép pít- tông có mặt tiếp xúc là mặt trụ nhẵn bóng
3.3.1.2. Đặc điểm
3.3.1.2.1. Đặc điểm khớp tịnh tiến: Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau về quỹ đạo, vận tốc...
3.3.1.2.2. Khi làm việc các chi tiết trượt trên nhau sinh ma sát lớn, làm mòn chi tiết
3.3.2. Khớp quay
3.3.2.1. Cấu tạo
3.3.2.1.1. Trong khớp quay mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia ở khớp quay, mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn
3.3.2.1.2. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
3.3.2.1.3. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục
3.3.2.2. Được dùng nhiều trong thiết bị ,máy móc như bản lề cửa, xe đạp, xe máy , quạt điện,....
4. Truyền và biến đổi chuyển động
4.1. Truyền chuyển động
4.1.1. Truyền động ma sát – truyền động đai
4.1.1.1. Cấu tạo bộ truyền động đai
4.1.1.1.1. Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn
4.1.1.1.2. Gồm 3 bộ phận chính
4.1.1.1.3. Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt
4.1.1.1.4. Bánh đai: Kim loại, gỗ…vv
4.1.1.2. Nguyên lí làm việc
4.1.1.2.1. Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, khi bánh dẫn quay thì bánh bị dẫn quay theo.
4.1.1.2.2. Tỉ số truyền
4.1.1.2.3. Tốc độ quay tỉ lệ nghịch với đường kính
4.1.1.2.4. Bánh có đường kính lớn thì quay chậm và ngược lại
4.1.1.2.5. Hai nhánh đai mắc song song thì 2 bánh quay cùng chiều.
4.1.1.2.6. Hai nhánh đai mắc chéo nhau thì 2 bánh quay ngược chiều.
4.1.1.3. Ứng dụng
4.1.1.3.1. Cấu tạo đơn giản; làm việc êm; ít ồn; có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau; được sử dụng rộng rải như : máy khâu, máy tiện, ô tô vv...
4.1.1.3.2. Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trược nên tỉ số truyền bị thay đổi
4.1.1.3.3. Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn khớp
4.1.2. Truyền động ăn khớp
4.1.2.1. Truyền động bánh răng
4.1.2.2. Truyền động xích
4.1.2.3. Cấu tạo
4.1.2.3.1. Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia
4.1.2.3.2. Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng
4.1.2.3.3. Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn
4.1.2.3.4. Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích
4.1.2.4. Tính chất
4.1.2.4.1. Bánh răng 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, Bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:
4.1.2.5. Ứng dụng
4.1.2.5.1. Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau ; có tỉ số truyền xác định; được dùng nhiều trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...
4.1.2.5.2. Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau; tỉ số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy ,máy nâng chuyển vv...
4.2. Biến đổi chuyển động
4.2.1. Cơ cấu biến đổi chuyển động
4.2.1.1. Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn có các dạng chuyển động khác nhau thì cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động
4.2.1.2. Các bộ phận của máy thường có dạng chuyển động không giống nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu (Chuyển động quay của máy).
4.2.2. Các loại cơ cấu biến đổi chuyển động
4.2.2.1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại.
4.2.2.2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.
4.2.3. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến
4.2.3.1. Cấu tạo
4.2.3.1.1. Gồm các bộ phận chính
4.2.3.1.2. Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay
4.2.3.2. Nguyên lí làm việc
4.2.3.2.1. Tay quay: Chuyển động quay
4.2.3.2.2. Con trượt: Chuyển động tịnh tiến
4.2.3.2.3. Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 . Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
4.2.3.2.4. Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 cùng nằm trên một đường thẳng thì con trượt 3 đổi hướng chuyển động
4.2.3.3. Ứng dụng
4.2.3.3.1. Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong….
4.2.3.3.2. Ngoài ra còn có:
4.2.4. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc
4.2.4.1. Cấu tạo
4.2.4.1.1. Gồm các bộ phận chính
4.2.4.1.2. Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay
4.2.4.1.3. Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó
4.2.4.1.4. Khi tay quay 1 và thanh truyền 2 nằm trên một đường thẳng thì thanh lắc 3 đổi hướng chuyển động
4.2.4.2. Nguyên lí làm việc
4.2.4.2.1. Tay quay chuyển động, thanh lắc chuyển động lắc
4.2.4.3. Ứng dụng
4.2.4.3.1. Máy dệt
4.2.4.3.2. Máy khâu đạp chân
4.2.4.3.3. Xe tự đẩy