Get Started. It's Free
or sign up with your email address
CHÍ PHÈO by Mind Map: CHÍ PHÈO

1. TÌM HIỂU CHUNG

1.1. Tác giả

1.1.1. - Nam Cao (1915/1917 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở Lý Nhân, Hà Nam. - Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. - Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.

1.1.1.1. Sự nghiệp sáng tác

1.1.1.1.1. Đề tài chủ yếu : cuộc sống và con người ở nông thôn trước cách mạng.

1.1.1.1.2. Tác phẩm của ông có tính chân thực, sức thuyết phục mạnh mẽ

1.1.1.1.3. Tác phẩm chính

1.1.1.2. Vị trí và tầm ảnh hưởng

1.1.1.2.1. Nhà văn có trách nhiệm nhất về ngoài bút của mình trong số các nhà văn hiện thực trước cách mạng

1.1.1.2.2. Là người tuyên ngôn quan điểm " Nghệ thuật vị nhân sinh "

1.2. Tác phẩm

1.2.1. Hoàn cảnh ra đời

1.2.1.1. Trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê mình, Nam Cao đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn, kinh hoàng.

1.2.2. Thể loại

1.2.2.1. Truyện ngắn

2. TÌM HIỂU TÁC PHẨM

2.1. Nhân vật Chí Phèo

2.1.1. Nhân vật Chí Phèo trong truyện là một đứa trẻ bị bỏ rơi, vô thừa nhân, được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi thì đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến.

2.1.2. Chí Phèo trước khi ở tù: Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện, là đứa con hoang bị bỏ rơi lúc mới lọt lòng. Chí được một bác phó ciu mang đưa Chí về nuôi rồi đến khi bác phó chết, Chí không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, suốt ngày đi ở cho nhà này rồi sang nhà khác, chẳng được ai ban cho chút tình thương.

2.1.3. Sau khi ra tù: Sau mấy năm ăn cơm tù bản chất con người gã trai ngây thơ lương thiện ngày nào đã bị tha hóa một cách không ngờ. Sau những ngày ở tù là những cơn say triền miên đến bất tận của Chí. Chí chẳng bao giờ tỉnh vì hắn chỉ biết đến rượu, dường như chỉ rượu mới mang đến cho hắn khoái cảm mạnh mẽ để tiếp tục sống. Hết rượu hắn lại đến ăn vạ Bá Kiến, nào thì rạch mặt cho máu chảy lênh láng nào là vừa đi vừa chửi. Sau đó hắn bị Bá Kiến thuyết phục và trở thành tay sai của Bá Kiến, chuyên đâm thuê chém mướn,luôn làm những trò tác quái phá làng, phá xóm. Cũng từ đó hắn trở thành một con quỷ dữ làng Vũ Đại khiến ai ai cũng khiếp sợ.

2.1.4. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở Những tưởng cuộc đời của Chí mãi mãi sẽ là những ngày say xỉn bất tận đến quên trời đất, là những bài ca chửi không có hồi kết thế nhưng một cuộc gặp gỡ định mệnh đã làm thay đổi cuộc đời hắn. Cho hắn biết thế nào là “nhân cách” và “lương thiện”. Vào một đêm trăng, sau khi hắn uống rượu và về lều của mình ngủ thì vô tình gặp Thị Nở-người con gái xấu ma chê quỷ hờn làng Vũ Đại. Đêm đó, họ ăn nằm với nhau Sáng dậy Chí như trở thành một con người khác. Lần đầu tiên Chí tỉnh sau bao ngày dài chìm đắm trong cơn say. Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Lần đầu tiên Chí cảm nhận được trên đời này hóa ra vẫn còn có người thương hắn quan tâm hắn. Cũng là lần đầu tiên hắn được ăn món ăn ngon đến thế nó không phải là cao lương mĩ vị chỉ là một bát cháo trắng thêm vài cọng hành với vài hạt muối nhưng nó chứa đựng cả tình thương. Lần đầu tiên hắn nhớ hắn cũng từng có ước mơ bình dị như thế một gia đình bình thường chồng cấy cày, vợ dệt vải. Hình ảnh Thị Nở bưng bát cháo hành vào chính là một bước ngoặt khiến Chí khao khát lương thiện và tính người.

2.2. Thị nở

2.2.1. Ngoại hình ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu xí đến nổi ma chê , quỷ hờn

2.2.2. Là con người với phẩm chất tốt đẹp , giàu tình người

2.2.3. Một người có khát khao hạnh phúc gia đình => Là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của Chí Phèo

2.3. Bá Kiến

2.3.1. - Gian hùng nham hiểm Thủ đoạn dùng người: trị không lợi thì cụ dùng. Sử dụng họ như công cụ không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò? Mềm nắn rắn buông với triết lí: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ k-ẻ cố cùng liều thân: Đó là kẻ cường hào khôn róc đời.

2.3.2. - Ném đá giấu tay + Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết, không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả năm hào ui thương anh túng quá! + Vì thế nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến không phải dễ dàng.

2.3.3. - Đểu cáng, tàn bạo + Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù bảy, tám năm vì chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù. + Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ, và khi cần, sẵn sàng thí mạng Chí Phèo (sai đòi tiền Đội Tảo). + Sống trên mồ hôi xương máu của người nghèo.

2.3.4. - Dâm ô, đồi bại Dù có bốn vợ, Bá Kiến không bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức.

3. TỔNG KẾT

3.1. Nội dung

3.1.1. -Truyện phản ánh số phận bi kịch của chí phèo, một người cố nông hiền lành, bị đẩy vào con đường lưu manh hoá. Nhưng vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát lương thiện. Cuộc đời và số phận của chí phèo có ý nghĩa điển hình cho người nông dân trc cách mạng -Qua tác phẩm, Nam Cao thể hiện niềm cảm thông với nỗi khổ nỗi bất hạnh của người lao động đồng cảm với khát vọng hạnh phúc chân chính của họ ; phát hiện được những phẩm chất tốt đẹp của con người khi họ mất nhân hình , nhân tính ; lên án tố cáo xã hội phong kiến đã chà đạp nhân phẩm của người lao động nghèo.

3.2. Nghệ thuật

3.2.1. -Tác phẩm thể hiện nghệ thuật viết văn già dặn của Nam Cao. Giọng điệu của người kể chuyện khách quan , lạnh lùng . Xây dựng thành công nhân vật điển hình . Ngòi bút miêu tả tâm lý sắc xảo => Nội dung phong phú , tư tưởng nhân đạo mới mẻ , nghệ thuật đặc sắc , tác phẩm xứng đáng là một kiệt tác của nhà văn.

3.3. Ý nghĩa

3.3.1. – Phản ánh chân thực, sâu sắc hiện thực xã hội : + Mâu thuẫn, xung đột gay gắt không thể điểu hòa giữa giai cấp thống trị và nông dân bị áp bức. + Những người nông dân lương thiện bị tha hóa rồi phải chết một cách thảm khốc. + Phản ánh hiện thực mang tính quy luật : chừng nào còn xã hội vô nhân đạo, chừng đó còn Chí Phèo – Tăng thêm giá trị nhân đạo : + Tiếng nói lên án mạnh mẽ, quyết liệt : sự thức tỉnh và cái chết của Chí. + Đề cao giá trị và khả năng chống trả, chiến thắng sự tha hóa Nếu Chí tham sống thì hẳn sự tha hóa chiến thắng, còn lương tâm đầu hang. Qua cái chết của Chí, Nam Cao thể hiện niềm tin chiến thắng vào cái thiện, BI KỊCH LẠC QUAN : dù bị dập vùi tan nát đến đâu con người cũng vươn lên sống tốt.

4. TÓM TẮT

4.1. Bảy tám năm sau khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến. Bá Kiến dùng sự khôn khéo đã khiến CP trở thành tay sai. Trong một đêm say, Chí Phèo gặp và ăn nằm với Thị Nở. Hắn bị ốm, Thị Nở chăm sóc, khi hắn có mong ước hoàn lương thì Thị Nở lại khước từ. Hắn cầm dao đến nhà Thị Nở nhưng giữa đường lại rẽ vào nhà và giết Bá Kiến rồi tự kết liễu mạng sống.