Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng by Mind Map: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

1. Văn hóa

1.1. Văn hóa chung

1.1.1. Khái niệm: là những gì mà chúng ta được học có liên quan đến những quy tắc, giá trị, phong tục, truyền thống, niềm tin, tôn giáo, nghi lễ và những biểu tượng đặc trưng của quốc gia. Từ những yếu tố trên ảnh hường lớn đến ý muốn và hành vi của con người.

1.1.2. Ví dụ: McDonald's ở Vietnam ra mắt burger phở để phù hợp với khẩu vị của người Việt

1.2. Nhóm văn hóa

1.2.1. Ở từng miền tại Việt Nam, mỗi khu vực người dân lại có cách tiết kiệm và sử dụng tiền khác nhau Vd: ở miền bắc vì có những mùa khác biệt rõ rệt về nhiệt độ nên người dân thường sẽ không tiêu xài quá hoang phí, để sử dụng tiền bạc vào những đồ dùng thiết yếu cho mùa đông Ở miền trung hàng năm sẽ có những cơn bão lũ nên người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm để phòng các cơn bão sau -Giới tính: vì sự khác biệt về các nhóm giới tính mà người tiêu dùng có thể chọn các hàng hoá khác nhau Vd: Phụ nữ sẽ chọn những sản phẩm làm đẹp như son phấn, đồ dùng skincare,… Đàn ông thì sẽ chọn những đồ dùng thiết yếu hàng ngày: dao cạo râu,…

1.3. Tầng lớp xã hội

1.3.1. -Tầng lớp thượng lưu: thành phần tinh tuý của xã hội, sống nhờ vào tài sản thừa kế, có nguồn thu nhập kinh tế vững mạnh

1.3.1.1. Vd: có xu hướng Mua túi xách của LV, Gucci,… những thương hiệu xa xỉ

1.3.2. -Tầng lớp trung lưu: những người có địa vị và học vấn cao, có nguồn thu nhập tương đối

1.3.2.1. Vd: có xu hướng mua túi xách vascara, H&M,…

1.3.3. - Tầng lớp bình dân lao động: những người lao động vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ,… để tìm kiếm nguồn thu nhập

1.3.3.1. Vd: có xu hướng sử dụng những chiếc túi tiện lợi với những giá cả phải chăng

2. Xã hội

2.1. Gia đình:

2.1.1. - các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi người mua - nhà marketing cần quan tâm đến vai trò và tầm ảnh hưởng của người chồng, người vợ và con cái trong các quyết định mua hàng

2.1.2. - Vd: khi ba mẹ dùng iphone thì trong nhà con cái sẽ có xu hướng dùng iphone vì trong nhà đã có người sử dụng và nghe review tốt về nó.

2.2. Yếu tố xã hội

2.2.1. Nhóm ảnh hưởng

2.2.1.1. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ, suy nghĩ và cách nhìn nhận của 1 cá nhân khi hình thành thái độ và quan điểm

2.2.1.2. Bao gồm

2.2.1.2.1. + Nhóm thân thuộc:

2.2.1.2.2. + Nhóm ngưỡng mộ:

2.2.1.2.3. + Nhóm bất ưng:

2.3. Vai trò và địa vị xã hội

2.3.1. -Mỗi cá nhân đều đảm đương một vai trò trong nhóm ảnh hưởng tới họ, một số có địa vị, nó hướng dẫn hành vi tiêu dùng của mọi người.

2.3.2. Vd: Khi người phụ nữ là giám đốc của một thương hiệu thì họ sẽ mua những bộ quần áo sang trọng phản ánh địa vị của họ trong công ty. Còn khi về nhà là 1 người mẹ thì họ sẽ ưu tiên mua những thực phẩm thiết yếu, đồ dùng gia đình, quần áo cho con,… cho thấy đó là một vai trò của người mẹ.

3. Cá nhân

3.1. Độ tuổi

3.1.1. Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác nhau.

3.1.2. Vd: Các khách hàng của Nike đa phần trong độ tuổi từ 22-35, đây cũng là độ tuổi quan tâm đến xu hướng và thể thao, sức khoẻ.

3.2. GIAI ĐOẠN CUỘC ĐỜI

3.2.1. Khách hàng thay đổi hàng hóa và dịch vụ mà họ mua qua các giai đoạn của cuộc đời.

3.2.2. Vd: Khách hàng mua hầu hết các loại thực phẩm khi trưởng thành và mua thực phẩm dinh dưỡng khi về già

3.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ

3.3.1. Thu nhập của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó.

3.3.2. Vd: - khách hàng có thu nhập cao, họ phần lớn chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ, giải trí, du lịch. - Khách hàng thuộc nhóm thu nhập thấp hoặc trung bình dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu cơ bản và thiết yếu như thực phẩm và quần áo.

3.4. NGHỀ NGHIỆP

3.4.1. Khách hàng có xu hướng mua những sản phẩm phù hợp với nghề nghiệp của mình.

3.4.2. Vd: Khách hàng làm văn phòng có xu hướng chọn các hãng laptop có các sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, mỏng nhẹ để dễ dàng di chuyển và làm việc.

3.5. PHONG CÁCH SỐNG

3.5.1. Phong cách sống phản ánh thái độ và cách thức mà một cá nhân tồn tại trong xã hội. Hành vi mua hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống của khách hàng.

3.5.2. Ví dụ: Những người có lối sống lành mạnh thường thích mua những thực phẩm sạch, dụng cụ tập thể thao.

3.6. TÍNH CÁCH

3.6.1. Tính cách của con người được hình thành từ quá trình giáo dục và tác động từ môi trường xung quanh. Khách hàng có tính cách khác nhau cũng sẽ khác nhau trong cách chi tiêu, mua sắm

3.6.2. Vd: Những người cẩn thận, bảo thủ thường không trải nhiệm sản phẩm mới theo xu hướng. Trong khi những người năng động, sáng tạo sẵn sàng chịu mạo hiểm thử một sản phẩm mới lạ.

4. Tâm lý

4.1. Động cơ

4.1.1. Vào những dịp tết các nhãn hàng quần áo sale Niềm tin và thái độ : Thế giới di động có dịch vụ rất tốt. Bị lỗi sẽ được bảo hành rất tốt. Dù cho giá có cao hơn những nơi khác vẫn được khách hàng tin dùng

4.2. Nhận thức

4.2.1. Hiện nay có rất nhiều loại mì gói khác nhau nhưng người dùng vẫn tin dùng mì hói hảo hảo vì chất lượng

4.3. Kiến thức

4.3.1. Các sản phẩm mỹ phẩm nêu rõ các thành phần có trong mỹ phẩm để người dùng tin tưởng và sử dụng