1. Thông tin cá nhân
1.1. MSSV: K214021504
1.2. Họ và tên: Lê Thị Thùy Trang
2. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Quan niệm về cơ cấu xã hội – giai cấp và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
2.1.1. Quan niệm về cơ cấu xã hội – giai cấp
2.1.1.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan và mối quan hệ giữa chúng về sở hữu, về quản lý, về địa vị chính trị - xã hội... trong một hệ thống sản xuất nhất định.
2.1.1.2. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp, các tầng lớp xã hội được hình thành sau khi giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản lãnh đạo dành được chính quyền và bắt đầu sử dụng chính quyền đó để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa.
2.1.1.3. Cơ cấu xã hội – giai cấp thực hiện tổng thể các mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội đó, được hình thành và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với sự vận động và biến đổi của cơ cấu xã hội và sự biến đổi có tính quyết định của cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
2.1.2.1. Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác định và giữa chúng có mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau.
2.1.2.2. Cơ cấu xã hội – giai cấp là loại hình cơ bản và có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác. Vì cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước; đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý, tổ chức lao động, phân phối thu nhập... trong một hệ thống sản xuất nhất định.
2.1.2.3. Cơ cấu xã hội – giai cấp là căn cứ cơ bản để từ đó xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Mặc dù cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vị trí quan trọng song không được tuyệt đối hóa nó và xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác.
2.2. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.2.1. Thường xuyên có những biến đổi mang tính qui luật như sau:
2.2.1.1. Một là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.2.1.2. Hai là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới.
2.2.1.3. Ba là, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh,vừa liên minh dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội.
3. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
3.1. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.1.1. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau... giữa các giai cấp, tầng lớp nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
3.1.2. Xét dưới góc độ chính trị - xã hội:
3.1.2.1. C.Mác đã chỉ rõ: chính cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu tất yếu khách quan phải thực hiện liên minh giai cấp – đó là quy luật chung, phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của các xã hội có giai cấp. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp nông dân là “người bạn đồng minh tự nhiên” của giai cấp công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động để tạo sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cuộc cách mạng này cả trong giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây dựng xã hội mới.
3.1.2.2. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp lao động khác vừa là lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị - xã hội to lớn.
3.1.2.3. V.I.Lênin viết: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được”.
3.1.3. Xét dưới góc độ kinh tế:
3.1.3.1. Liên minh giai cấp, tầng lớp được hình thành xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp là chính sang sản xuất hàng hóa lớn, phát triển công nghiệp, dịch vụ và khoa học – công nghệ...
3.1.3.2. Mỗi lĩnh vực của nền kinh tế chỉ phát triển được khi gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để cùng hướng tới phục vụ phát triển sản xuất và tạo thành nền cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
3.1.3.3. Việc hình thành khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức cũng xuất phát từ chính nhu cầu và lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khoa học và công nghệ tất yếu phải gắn bó, liên minh chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện những nhu cầu và lợi ích kinh tế chung của mình.
3.1.3.4. Bên cạnh sự thống nhất về lợi ích kinh tế, xuất hiện những mâu thuẫn lợi ích ở những mức độ khác nhau và có ảnh hưởng nhất định đến sự đoàn kết, thống nhất của khối liên minh.
3.1.3.5. Quá trình thực hiện liên minh đồng thời là quá trình liên tục phát hiện ra mâu thuẫn và có giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết mâu thuẫn nhằm tạo sự đồng thuận và tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời tăng cường khối liên minh ngày càng bền chặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân.
3.2. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3.2.1. Nội dung kinh tế:
3.2.1.1. Khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chỉ rõ nội dung cơ bản nhất của thời kỳ này là: chính trị đã chuyển trọng tâm sang chính trị trong lĩnh vực kinh tế, đấu tranh giai cấp mang những nội dung và hình thức mới.
3.2.1.2. Nội dung này cần thực hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích kinh tế thiết thân của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí và các tầng lớp khác trong xã hội, nhằm tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.
3.2.2. Nội dung chính trị:
3.2.2.1. Khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cần thực hiện nhằm tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn thử thách và đập tan mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
3.2.3. Nội dung văn hóa xã hội:
3.2.3.1. Xây dựng khối liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại và thời đại.
4. CƠ CẤU XÃ HỘI – GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
4.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
4.1.1. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
4.1.1.1. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ cấu xã hội – giai cấp cũng vận động, biến đổi theo đúng qui luật: đó là sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh tế.
4.1.1.2. Từ Đại hội VI (1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyển mạnh sang cơ chế thị trường phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.1.1.3. Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội – giai cấp Việt Nam diễn ra trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội; thậm chí có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp.
4.1.1.4. Là một trong những yếu tố có tác động trở lại làm cho nền kinh tế đất nước phát triển trở nên năng động, đa dạng hơn và trở thành động lực góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4.1.2. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam
4.1.2.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
4.1.2.1.1. Giai cấp công nhân Việt Nam: có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,...
4.1.2.1.2. Giai cấp nông dân: cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng;...
4.1.2.1.3. Đội ngũ trí thức: là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng trong khối liên minh.
4.1.2.1.4. Đội ngũ doanh nhân: Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ doanh nhân đang phát triển nhanh cả về số lượng và qui mô với vai trò không ngừng tăng lên. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh.
4.1.2.1.5. Tầng lớp tiểu chủ: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tầng lớp này ra đời, phát triển ngày càng đông đảo và đang đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước; hoạt động mạnh mẽ hơn trong điều kiện đất nước mở cửa, hội nhập.
4.1.2.1.6. Đội ngũ thanh niên: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo, phát triển, thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.
4.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
4.2.1. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”.
4.2.2. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
4.2.2.1. Nội dung chính trị của liên minh: thể hiện ở việc giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng lên chủ nghĩa xã hội.
4.2.2.2. Nội dung kinh tế của liên minh: Nội dung kinh tế của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở nước ta thực chất là sự hợp tác giữa họ, đồng thời mở rộng liên kết hợp tác với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân... để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa hiện đại; trong đó nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.2.2.3. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh: Là nội dung cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho liên minh phát triển bền vững. Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa; bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xoá đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân; nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội.
4.2.3. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy tính tích cực của biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
4.2.3.1. Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực.
4.2.3.2. Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội – giai cấp.
4.2.3.3. Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội.
4.2.3.4. Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh.
4.2.3.5. Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.