Toàn cầu hóa kinh tế

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Toàn cầu hóa kinh tế by Mind Map: Toàn cầu hóa kinh tế

1. Biểu hiện

1.1. Thương mại thế giới phát triển

1.1.1. Tốc độ phát triển thương mại nhanh và hơn toàn bộ nền kinh tế thế giới

1.1.2. Hợp tác đa phương, song phương ngày càng phổ biến

1.1.3. Các tổ chức kinh tế thế giới ngày càng có vai trò quan trọng

1.2. Mở rộng thị trường tài chính quốc tế

1.2.1. Các giao dịch quốc tế về đầu tư, thương mại, tài chính ngày càng phát triển

1.2.2. Hệ thống tài chính các quốc gia hội nhập và tác động nhau ngày càng mạnh mẽ

1.3. Vai trò các công ty đa quốc gia phát triển

1.3.1. Số lượng công ty và chi nhánh không ngừng tăng lên, chiếm thị phần lớn

1.3.2. Hoạt động của các chi nhánh và công ty tác động mạnh mẽ đến việc hình tahnfh và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu

1.4. Tăng tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu

2. Hệ quả

2.1. tích cực

2.1.1. tăng sự hợp tác hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất; thúc đẩy phân công lao động; lực lượng sản xuất phát triển

2.1.2. tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi và tiếp thu các thành tựu công nghệ hiện đại

2.1.3. thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế

2.2. tiêu cực

2.2.1. tạo sự phân hóa về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước -> phân chia giai cấp giàu nghèo sâu sắc ở các quốc gia

2.2.2. đối mặt với thách thức dễ mất đi bản sắc dân tộc truyền thống khi tiếp nhận những thành tựu văn minh của các quốc gia khác

3. Ảnh hưởng

3.1. tích cực

3.1.1. khai thác lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, thúc đẩy phân công lao động quốc tế và thúc đẩy các quốc gia phát triển kinh tế

3.1.2. thúc đẩy các quốc gia cải cách kinh tế, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, cải tạo môi trường đầu tư

3.1.3. thu hút nguồn lực nước ngoài để phát triển

3.2. tiêu cực

3.2.1. tạo sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia

3.2.2. các vấn đề xã hội như phân chia giàu nghèo, môi trường ô nhiễm đã trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia

4. Khu vực hóa kinh tế

4.1. Biểu hiện

4.1.1. sự gia tăng về số lượng và quy mô của các tổ chức trong khu vực trên thế giới

4.1.2. sự hợp tác khu vực ngày càng phổ biến và phát triển

4.2. Hệ quả

4.2.1. tích cực

4.2.1.1. động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, tự do hóa thương mại và hợp tác ổn định

4.2.1.2. khai thác và bổ sung nguồn kinh tế

4.2.1.3. tránh sự phụ thuộc vào các quốc gia khác, tạo chỗ vị thế trên thế giới

4.2.2. tiêu cực

4.2.2.1. tự chủ kinh tế

4.2.2.2. cạnh tranh với các thương nghiệp nước ngoài, khác biệt về trình độ

4.3. Ý nghĩa

4.3.1. thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa

4.3.2. mở rộng quan hệ quốc tế, xây dựng 1 khu vực phát triển hài hòa và bền vững

4.3.3. giải quyết các vấn đề xã hội nhức nhối còn tồn đọng