1. Đặc trưng
1.1. Tính qui phạm phổ biến
1.1.1. Thể hiện bất cứ giới hạn mà Nhà Nước quy định, để mọi người trong những trường hợp hay tình huống nhất định có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép.
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
1.2.1. Thể hiện pháp luật dưới những hình thức nhất định.
1.3. Tính cưỡng chế
1.3.1. Do Nhà Nước ban hành và đảm bảo thực hiện.
2. Chức năng
2.1. Điều chỉnh
2.1.1. Thông qua các hình thức quy định cho phép, ngăn cấm, quy định quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể.
2.2. Bảo vệ
2.2.1. Bảo vệ các quan hệ xã hội.
2.3. Giáo dục
2.3.1. Tác động của pháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sự được quy định trong quy phạm pháp luật.
3. Hình thức
3.1. Tập quán pháp
3.1.1. Thừa nhận, phê chuẩn một thói quen được lưu truyền và phù hợp với giai cấp thống trị.
3.2. Tiền lệ pháp
3.2.1. Hình thức Nhà Nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử trong khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng cho các điều kiện về sau.
3.3. Văn bản quy phạm pháp luật
3.3.1. Thể hiện bằng văn bản do các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành.
4. Bản chất
4.1. Tính giai cấp
4.1.1. Phản ánh ý chí Nhà Nước của giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện sự thống trị giai cấp.
4.2. Tính xã hội
4.2.1. Do Nhà Nước đại diện cho toàn bộ xã hội ban hành pháp luật, thể hiện ý chí của các giai tầng khác nhau trong xã hội.
4.3. Tính dân tộc
4.3.1. Được xây dựng trên nền tảng dân tộc.
4.4. Tính mở
4.4.1. Sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại.
5. Quy phạm pháp luật
5.1. Giả định
5.1.1. Phần mô tả những tình huống thực tế.
5.2. Qui định
5.2.1. Bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu các quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi đang ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm.
5.3. Chế tài
5.3.1. Bộ phân của quy phạm pháp luật, nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà Nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh nhà nước.
6. Quan hệ pháp luật
6.1. Chủ thể
6.1.1. Năng lực pháp luật
6.1.1.1. Khả năng có các quyền và nghĩa vụ pháp luật mà Nhà Nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.
6.1.2. Năng lực hành vi
6.1.2.1. Khả năng của cá nhân, tổ chức được Nhà Nước thừa nhận bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí cũng như độc lập chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.