Начать. Это бесплатно
или регистрация c помощью Вашего email-адреса
THƯƠNG VỢ создатель Mind Map: THƯƠNG VỢ

1. NỘI DUNG

1.1. HAI CÂU ĐỀ: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”

1.1.1. - Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”. + Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác. + Địa điểm “mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định. ⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định.

1.1.2. - Lí do: + “nuôi”: chăm sóc hoàn toàn + “đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư. ⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang. + Cách dùng số đếm độc đáo “một chồng” bằng cả “năm con”, ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ. ⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.

1.2. HAI CÂU THỰC: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

1.2.1. - Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò): + “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng + Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát. + “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu. ⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ.

1.2.2. - “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc + Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu. - Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú. ⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

1.3. HAI CÂU LUẬN: “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”

1.3.1. - “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âu đành phận”, Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu. - “nắng mưa”: chỉ vất vả - “năm”, “mười”: số từ phiếm chỉ số nhiều - “dám quản công”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. ⇒ Câu thơ vận dụng sáng tạo thành ngữ, sử dụng từ phiếm chỉ vừa nói lên sự vất vả gian lao vừa nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.

1.4. HAI CÂU KẾT: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”

1.4.1. - Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi: + “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả. - Tự ý thức: + “Có chồng hờ hững”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời. - Nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng. → Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc.

2. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC

2.1. Bài thơ được làm vào khoảng 1896 1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn phải trông vào sự tần tảo của bà Tú.

3. Ý NGHĨA

3.1. Giá trị nội dung

3.1.1. Với tình cảm yêu thương quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.

3.2. Giá trị nghệ thuật

3.2.1. Cảm xúc chân thành lời thơ giản dị sâu sắc

4. TÁC GIẢ

4.1. Tiểu sử

4.1.1. - Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương. - Quê quán: làng Vị Xuyên - huyện Mĩ Lộc - tỉnh Nam Định ( nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). - Cuộc đời ngắn ngủi, nhiều gian truân.

4.2. Sự nghiệp văn học

4.2.1. Tác phẩm chính

4.2.1.1. Với khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,...

4.3. Phong cách nghệ thuật

4.3.1. - Thơ của Tế Xương có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình trong đó trữ tình là gốc. - Với giọng văn châm biếm sâu cay, thơ văn của ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.