KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Начать. Это бесплатно
или регистрация c помощью Вашего email-адреса
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX создатель Mind Map: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

1. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 ĐẾN 1975

1.1. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu năm 1945 đến năm 1975

1.1.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

1.1.1.1. Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình "Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận"

1.1.1.2. Xuất hiện kiểu nhà văn mới: nhà văn-chiến sĩ

1.1.1.3. Tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội

1.1.2. Nền văn học hướng về đại chúng

1.1.2.1. Nội dung

1.1.2.1.1. Quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động (nỗi bất hạnh, niềm vui, con đường đến với cách mạng, vẻ đẹp tâm hồn...)

1.1.2.2. Hình thức

1.1.2.2.1. Dung lượng ngắn gọn

1.1.2.2.2. Nội dung dễ hiểu

1.1.2.2.3. Chủ đề rõ ràng

1.1.2.2.4. Ngôn ngữ bình dị, trong sáng, hình thức nghệ thuật quen thuộc

1.1.3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

1.1.3.1. Đề tài

1.1.3.1.1. Số phận chung của cả cộng đồng, dân tộc

1.1.3.2. Nhân vật chính

1.1.3.2.1. Tiêu biểu cho lý tưởng chung của cả dân tộc, gắn bó số phận mình với đất nước

1.1.3.2.2. Thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng

1.1.3.3. Cảm hứng lãng mạn

1.1.3.3.1. Khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới

1.1.3.3.2. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng

1.2. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

1.2.1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn học được thống nhất (về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức, quan niệm nhà văn-chiến sĩ)

1.2.2. Cuộc chiến giải phóng dân tộc (Pháp, Mỹ)

1.2.3. Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc

1.2.4. Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi

1.3. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

1.3.1. 1945-1954 (Kháng chiến chống Pháp)

1.3.1.1. Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến

1.3.1.2. Biểu dương những tấm gương vì nước quên mình

1.3.1.3. Phản ánh kháng chiến chống Pháp

1.3.1.4. Tác phẩm

1.3.1.4.1. Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô (Trận Phố Ràng - Trần Đăng); Đôi mắt (Nam Cao); Làng (Kim Lân); Kí sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Xung kích (Nguyễn Đình Thi) ...

1.3.1.4.2. Thơ ca: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm); Đồng chí (Chính Hữu) ...

1.3.1.4.3. Kịch ngắn: Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng) ...

1.3.1.4.4. Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học: Nhận đường, Mấy vấn đề về nghệ thuật (Nguyễn Đình Thi), Nói chuyện thơ ca kháng chiến (Hoài Thanh) ...

1.3.2. 1955-1964 (Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ miền Nam)

1.3.2.1. Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động

1.3.2.2. Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội: tình cảm, nỗi đau chia cắt, ý chí

1.3.2.3. Tác phẩm

1.3.2.3.1. Văn xuôi : Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương); Mùa lạc (Nguyễn Khải); Anh Keng (Nguyễn Kiên), ...

1.3.2.3.2. Thơ ca: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, (Huy Cận); Gió lộng (Tố Hữu); Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên) ....

1.3.2.3.3. Kịch nói: Ngọn lửa (Nguyên Vũ), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm) ...

1.3.3. 1965-1975 (Kháng chiến chống mỹ cứu nước)

1.3.3.1. Tập trung về cuộc kháng chiến chống Mỹ

1.3.3.2. Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng

1.3.3.3. Tác phẩm

1.3.3.3.1. Truyện kí: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Mẫn và tôi (Phan Tứ) ...

1.3.3.3.2. Văn xuôi: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Hòn đất (Anh Đức) ...

1.3.3.3.3. Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Những bài thơ đánh thắng giặc (Chế Lan Viên); Đầu súng trăng treo (Chính Hữu) ...

1.3.3.3.4. Kịch: Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh) ...

2. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

2.1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

2.1.1. Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ kết thúc thắng lợi, mở ra thời kỳ độc lập, tự do và thống nhất đất nước

2.1.2. 1975-1985: đối mặt với nhiều khó khăn thử thách do hậu quả của chiến tranh lâu dài

2.1.3. Từ 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học đổi mới

2.2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu

2.2.1. Những chuyển biến được ghi nhận ở một số thể loại sáng tác

2.2.1.1. Thơ ca

2.2.1.1.1. Không đạt được sự lôi cuốn hấp dẫn nhưng có sự đổi mới, mở rộng đề tài, nội dung, hình thức

2.2.1.1.2. Nổi bật là trường ca: "Những người đi tới biển", Đường tới thành phố...

2.2.1.1.3. Các tác giả tiêu biểu cho tư tưởng đổi mới: Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh,...

2.2.1.2. Kịch nói

2.2.1.2.1. Tiêu biểu là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", "Tôi và chúng ta" (Lưu Quang Vũ), "Mùa hè ở biển"...

2.2.1.3. Văn xuôi khởi sắc

2.2.1.3.1. Tiểu thuyết chống tiêu cực, truyện ngắn thế sự (truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: "Chiếc thuyền ngoài xa", "Cỏ lau", "Bến quê"...

2.2.1.4. Phóng sự điều tra

2.2.1.4.1. Nhìn thẳng vào hiện thực, nhiều phóng sự đã thu hút sự chú ý của người đọc

2.2.1.5. Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn bình văn học cũng có nghĩa đổi mới.

2.2.2. Theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc

2.2.3. Cái mới của giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường

2.2.4. Kinh tế thị trường đã tác động hai mặt đến văn học

2.2.4.1. Tích cực

2.2.4.1.1. Kích thích các tài năng sáng tác

2.2.4.2. Tiêu cực

2.2.4.2.1. Một số cây bút chạy theo thị hiếu tầm thường, biến sáng tác thành món hàng câu khách