Phương pháp nghiên cứu khoa học

Начать. Это бесплатно
или регистрация c помощью Вашего email-адреса
Phương pháp nghiên cứu khoa học создатель Mind Map: Phương pháp nghiên cứu khoa học

1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

1.1. Nhóm các phương pháp phi thực nghiệm

1.1.1. PP quan sát khoa học

1.1.1.1. Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở tri giác đối tượng trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau một cách có mục đích,có kế hoạch,có hệ thống.

1.1.1.2. Quan sát trực tiếp

1.1.1.3. Quan sát gian tiếp

1.1.1.4. Chức năng của quan sát khoa học

1.1.1.4.1. Thu thập thông tin thực tiễn đối tượng

1.1.1.4.2. Kiểm chứng giả thuyết hay lý thuyết đã có

1.1.1.4.3. Đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn nhằm phát hiện ra các mặt sai lệch, thiếu sót, từ đó bổ sung và hoàn thiện lý thuyết

1.1.1.5. Ưu điểm

1.1.1.5.1. Cung cấp các thông tin tương đối khách quan, các số liệu cụ thể , sống động, phong phú về đối tượng nghiên cứu.

1.1.1.5.2. Quan sát dễ dàng thực hiện và ít tốn kém.

1.1.1.6. Nhược điểm

1.1.1.6.1. Người quan sát chỉ có thể quan sát đối tượng một cách thụ động chứ không thể tác động vào đối tượng để cho nó diễn biến hay thay đổi theo ý muốn.

1.1.1.7. Quy trình tiến hành quan sát khoa học

1.1.1.7.1. Xác định mục đích quan sát

1.1.1.7.2. Xác định đối tượng quan sát cũng như phương diện cụ thể cần quan sát của đối tượng.Đối tượng và phương diện quan sát được xác định dựa trên mục đích của quan sát.

1.1.1.7.3. Lựa chọn phương thức quan sát

1.1.1.7.4. Lập kế hoạch quan sát

1.1.1.7.5. Tiến hành quan sát

1.1.1.7.6. Kiểm tra kết quả quan sát

1.1.1.7.7. Xử lý tài liệu

1.1.2. Phương pháp đàm thoại

1.1.2.1. Là phương pháp điều tra, thu thập thông tin bằng cách giao tiếp trực tiếp với đối tượng nhằm làm rõ một vấn đề nào đó.

1.1.2.2. Lưu ý

1.1.2.2.1. Chọn lựa người tham gia đàm thoại phù hợp

1.1.2.2.2. Chú ý đến diễn biến tâm lý của người tham gia đàm thoại

1.1.2.2.3. Chú ý tránh những câu hỏi nhạy cảm , gây lúng túng hay phản cảm với người tham gia đàm thoại

1.1.2.3. Ưu điểm

1.1.2.3.1. Thu thập được các thông tin phản ánh suy nghĩ nội tâm của người tham gia đàm thoại

1.1.2.3.2. Linh hoạt

1.1.2.4. Hạn chế

1.1.2.4.1. Không thể đảm bảo người tham gia cung cấp những câu trả lời hoàn toàn trung thực

1.1.2.4.2. Mất nhiều thời gian

1.1.2.4.3. Thông tin thu được chỉ mang tính cá nhân

1.1.2.4.4. Khó khái quát hóa cho toàn bộ dân số nghiên cứu

1.1.3. Khảo sát phiểu câu hỏi

1.1.3.1. Thu thập thông tin bằng cách giao tiếp gián tiếp với đôi tượng thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời trên phiếu khảo sát

1.1.3.2. Ưu điểm

1.1.3.2.1. Thu thập được một khối lượng lớn thông tin

1.1.3.2.2. Không mất nhiều thời gian, ít tốn kém

1.1.3.2.3. Có thể khái quát hóa cho dân số nghiên cứu

1.1.3.3. Hạn chế

1.1.3.3.1. Độ tin cậy của thông tin có thể bị ảnh hưởng

1.1.3.3.2. Khối lượng thông tin khá lớn

1.2. Nhóm các phương pháp thực nghiệm

1.2.1. Là phương pháp nghiên cứu đối tượng trong điều kiện đặc biệt do nhà nghiên cứu tạo ra

1.2.2. Điều kiện để sử dụng PPTN

1.2.2.1. Xác định các yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của đối tượng nghiên cứu

1.2.2.2. Xây dựng được giả thuyết về mối quan hệ nhân-quả giữa các yếu tố

1.2.2.3. Thực hiện lại thí nghiệm nhiều lần theo ý muốn

1.2.3. Đặc trưng của PPTN

1.2.3.1. Thực nghiệm được tiến hành dựa trên giả thuyết về sự biến đổi của đối tượng dưới sự ảnh hưởng của một số yếu tố nào đó.

1.2.3.2. Thực nghiệm phải được tiến hành theo một kế hoạch chi tiết và chính xác.

1.2.3.3. Đối tượng thực nghiệm

1.2.3.3.1. Nhóm các thực nghiệm

1.2.3.3.2. Nhóm đối tượng

1.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu thực nghiệm

1.2.4.1. Xây dựng giả thuyết thực nghiệm dựa trên phân tích các biến số , đặc biệt là các biến số độc lập.

1.2.4.2. Chọn lựa đối tượng thực nghiệm

1.2.4.2.1. Thực nghiệm

1.2.4.2.2. Đối chứng

1.2.4.3. Tiến hành các bước thực nghiệm

1.2.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm

1.2.4.5. Khẳng định giả thuyết

1.2.4.6. Đề xuất

1.2.5. PP chuyên gia

1.2.5.1. Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tham vấn ý kiến và đánh giá của đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành

1.2.5.2. Tổ chức

1.2.5.2.1. Phỏng vấn chuyên gia

1.2.5.2.2. Lấy ý kiến chuyên gia qua bảng câu hỏi, tổ chứ hội thảo,....

1.2.5.3. ưu điểm

1.2.5.3.1. sự tiết kiệm về thời gian, công sức, tiền bạc khi triển khai nghiên cứu.

1.2.5.4. Hạn chế

1.2.5.4.1. Sự phụ thuộc chủ yếu vào trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia

2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2.1. là phương pháp thu thập thông tin qua đọc sách báo , tài liệu muc đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài,hình thành lý thuyết khoa học.

2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

2.2.1. Phân tích lý thuyết

2.2.1.1. phương pháp phân tích tài liệu lý thuyết thành từng mặt , từng bộ phận , từng mối quan hệ theo lịch sử nhằm phát hiện các khía cạnh , cấu trúc lý thuyết ,các trường phái nghiên cứu, và các xu hướng phát triển của lý thuyết.

2.2.2. Tổng hợp lý thuyết

2.2.2.1. phương pháp liên kết các khía cạnh , các bộ phận , các bộ phận , các mối quan hệ tìm được từ các thông tin về lý thuyết đã thu thập được thành một tổng thể nhằm tạo một hệ thống lý thuyết mới , đầy đủ và khái quát hơn về chủ đề nghiên cứu.

2.3. Phương pháp phân loại lý thuyết và hệ thống hóa lý thuyết

2.3.1. Phương pháp phân loại lý thuyết

2.3.1.1. phương pháp sắp xếp một cách logic của tài liệu , văn bản đang nghiên cứu theo từng phương diện ,từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất , có cùng xu hướng phát triển.

2.3.2. Hệ thống hóa lý thuyết

2.3.2.1. phương pháp sắp xếp những thông tin, dữ liệu đa dạng thu nhập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một hệ thống có kết cấu chặt chẽ trên cơ sở một mô hình lý thuyết

2.4. Phương pháp mô hình hóa

2.4.1. phương pháp nghiên cứu sự vật , quá trình , hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình của chúng. Mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hay ý niệm được xây dựng nhằm biểu diễn hay tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan.

2.5. Phương pháp nghiên cứu lịch sử nghiên cứu đối tượng

2.5.1. bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh , quá trình phát triển và những biến đổi của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật vận động của nó