马上开始. 它是免费的哦
注册 使用您的电邮地址
Vấn đề 作者: Mind Map: Vấn đề

1. Hình thành thương hiệu

1.1. Thương hiệu công ty và kinh nghiệm hoạt động cũng là một rào cản cho các công ty Việt Nam.

1.1.1. Các tập đoàn đã khẳng định được vị thế trong nước cần tận dụng lợi thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế và cơ hội mới khi nước ta ký nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để có chiến lược kinh doanh trên thị trường khu vực và thế giới, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu

1.1.2. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tập đoàn kinh tế xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới để không chỉ gia tăng nhanh chóng quan hệ thương mại và đầu tư, mà còn có thể tham gia đầu thầu quốc tế những dự án quy mô lớn mà hiện nay nhiều tập đoàn kinh tế nước ta đủ sức thực hiện.

1.2. Ngoại trừ một vài công ty có thương hiệu mạnh, đa phần các công ty Việt Nam ở nước ngoài thường ít có danh tiếng so với các đối thủ cạnh tranh và sản phẩm của các công ty này cũng vậy

2. Khả năng cạnh tranh yếu

2.1. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 (The Global Competitiveness Report 2018), thì năm 2018, Việt Nam đứng vị trí thứ 77/140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm trước, ở vị trí 74/135.

2.1.1. Hợp tác theo chuỗi cung ứng sản phẩm trong nước và toàn cầu

2.1.1.1. Tạo lập quan hệ hợp tác trong đầu tư ra nước ngoài và nhận thầu quốc tế khi nhiều doanh nghiệp nước ta đang mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới

2.1.1.2. Do số lượng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn nên cần có Luật Đầu tư ra nước ngoài (thay cho một chương trong Luật Đầu tư 2014 đang được sửa đổi) để điều chỉnh theo hướng tạo thuận lợi và mở rộng hợp tác giữa các doanh nghiệp ở từng nước,

2.1.1.3. Hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học & công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giữa doanh nghiệp với viện nghiên cứu khoa học, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học đã có chuyển biến theo hướng tích cực.

3. Tích tụ vốn

3.1. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam không chỉ gặp khó trong việc tìm nguồn tài trợ để hoạt động, mà còn thiếu vốn để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, một việc hết sức quan trọng để kinh doanh được ở môi trường mới.

3.1.1. Nhà nước cần hoàn thiện luật pháp liên quan đến huy động vốn, tích tụ và tập trung vốn tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của tập đoàn.

3.1.2. Tạo lập nguồn lực để phát triển nhanh và hiệu quả cao, có chiến lược kinh doanh dài hạn, tầm nhìn toàn cầu, quản trị hiện đại và minh bạch, nhanh chóng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

4. Công nghệ và nguồn nhân lực

4.1. Huy động nguồn nhân lực cũng là một rào cản lớn hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong tìm kiếm những nhân sự đủ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

4.1.1. Đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, kỹ sư, chuyên gia kinh tế, công nhân lành nghề là nhân tố quyết định thành công của công ty. Một số công ty nước ta đã hình thành chiến lược thu hút người tài, tiền lương và thu nhập cao, lao động và phúc lợi tốt để vừa có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa tạo nguồn cho các thế hệ sau duy trì và phát triển tập đoàn.

4.2. Trong những năm gần đây, đã có một số tập đoàn đi tiên phong trong nhập khẩu, ứng dụng và đổi mới công nghệ để có được công nghệ hiện đại; phần còn lại đang sử dụng máy móc, thiết bị có công nghệ trung bình; đó là một nhược điểm lớn.

4.2.1. Nhà nước cần khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ và R&D bằng chính sách ưu đãi như “khấu hao nhanh”, áp dụng cơ chế thuận lợi và thủ tục đơn giản để doanh nghiệp tiếp cận được các quỹ của ngành và của địa phương