Chuyện người con gái Nam Xương

马上开始. 它是免费的哦
注册 使用您的电邮地址
Chuyện người con gái Nam Xương 作者: Mind Map: Chuyện người con gái Nam Xương

1. 1. Nhân vật Vũ Nương

1.1. Giới thiệu

1.1.1. Tên là Vũ Nương

1.1.2. Quê ở huyện Nam Xương

1.1.3. Là một người con gái xinh đẹp , thuỳ mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp

1.2. A.Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

1.2.1. Vũ Nương là người vợ thủy chung, son sắt, trọng danh dự, nặng tình nghĩa

1.2.1.1. a. Khi mới về nhà chồng:

1.2.1.1.1. Vũ Nương biết Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, vun đắp hạnh phúc gia đình không lúc nào để xảy ra thất hòa.

1.2.1.2. b. Khi tiễn chồng đi lính:

1.2.1.2.1. - Nàng hiểu, xót thương, lo lắng, cảm thông nỗi vất vả, gian nguy của chồng nơi chiến trường

1.2.1.2.2. - Nàng nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung thiết tha của mình trong những ngày tháng xa chồng sắp tới

1.2.1.2.3. - VN rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những điều tình nghĩa. Nàng chỉ thiết tha mong mỏi Trương Sinh trở về bình yên, không ham phú quý, danh lợi.

1.2.1.2.4. -> Những lời nói dịu dàng, hiền hậu, đầy tình yêu thương của VN với chồng.

1.2.1.3. c.Trong những ngày mòn mỏi chờ chồng

1.2.1.3.1. - Nàng nhớ chồng da diết, nỗi buồn cứ dài theo năm tháng, lúc nào hình ảnh Trương Sinh cũng tràn đầy trong tâm trí

1.2.1.3.2. - Ba năm cách biệt nàng luôn giữ gìn tiết hạnh

1.2.1.3.3. - Hàng đêm, VN chỉ bóng mình trên vách không chỉ để dỗ dành con thơ mà còn thể hiện nỗi mong nhớ chồng, ao ước vợ chồng gắn bó với nhau như hình với bóng, gia đình sum họp.

1.2.1.4. d. Khi bị chồng nghi oan:

1.2.1.4.1. - VN đau khổ tột cùng nhưng vì coi trọng hạnh phúc gia đình nên nàng không giận dữ mà hết lời thanh minh, phân trần, cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Nàng khẳng định tấm lòng thủy chung, tình nghĩa suốt ba năm.

1.2.1.4.2. - Không thể vượt qua được sự đa nghi hồ đồ, gia trưởng của chồng, VN tuyệt vọng, cùng đường nàng đã quyết định tìm đến cái chết để bảo toàn danh dự, chứng minh sự trong sạch của mình

1.2.1.5. e. Khi ở dưới thủy cung:

1.2.1.5.1. - Vũ Nương không hề oán giận chồng mà vẫn lưu luyến gia đình, quan tâm tới phần mộ tổ tiên, ông bà. Điều đó chứng tỏ VN là một người nặng tình nghĩa.

1.2.1.5.2. - VN là một người đặc biệt trọng danh dự, phẩm giá. Ở chốn tiên cảnh, nàng vẫn khát khao được phục hồi nhân phẩm, danh dự, vẫn không thể yên lòng khi chết mà vẫn mang tiếng xấu nên đã bày tỏ ước nguyện với Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.

1.2.1.5.3. - Khi gặp lại chồng – một người đàn ông đa nghi, hồ đồ, đã phụ tấm lòng của mình, VN không hề oán giận, trách móc mà vẫn nói những lời lẽ ân tình. Trái tim của người phụ nữ ấy chỉ có lòng yêu thương và vị tha.

1.2.2. ( 2). VN là người con dâu hiếu thảo:

1.2.2.1. Chồng đi lính nàng ở nhà: - Chăm sóc mẹ chồng - Khi mẹ chồng ốm đau :VN tận tâm thuốc thang cầu khấn thần phật, dịu dàng ân cần khuyên nhủ. -Khi mẹ chồng mất: nàng lo ma chay chu đáo như đối với cha mẹ đẻ mình.

1.2.3. (3). VN là một người mẹ rất mực yêu thương con

1.2.3.1. - Nàng hết lòng chăm sóc, thương yêu con. - Hiểu những thiếu thốn của đứa trẻ vắng cha, đêm nào nàng cũng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản để mong sao tâm hồn thơ dại của con luôn có hình bóng cha. -> Nàng vừa làm mẹ, vừa làm cha để cho con luôn sống trong tình yêu thương ấm áp.

1.2.4. => Tóm lại, Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý nhưng số phận thật thảm thương, bất hạnh.

1.3. B. BI KỊCH CUỘC ĐỜI VŨ NƯƠNG

1.3.1. - Có thể nói cuộc đời VN là một chuỗi bi kịch, bi kịch chồng chất bi kịch.

1.3.2. - Bi kịch của VN tiềm ẩn ngay trong những chi tiết nói về thân thế và tính cách của Trương Sinh:

1.3.2.1. - Nàng ý thức được về thân phận”con kẻ khó” trong khi đó TS lại là con nhà giàu, ít học, tính đa nghi, hay ghen, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Vì thế, trong cuộc sống vợ chồng, VN luôn phải nhẫn nhịn, cam chịu.

1.3.2.2. -> Những điều đó chính là mầm mống của bi kịch khi có biến cố xảy ra.

1.3.3. - Bi kịch của người phụ nữ rất mực thủy chung nhưng lại chịu nỗi oan thất tiết: Bi kịch của người phụ nữ rất mực thủy chung nhưng lại chịu nỗi oan thất tiết:

1.3.4. - Kết thúc truyện, VN được sống bất tử dưới thủy cung. Nàng lại được TS lập đàn giải oan. Có thể coi đây là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng. Nhưng sâu xa trong kết thúc này lại càng làm chồng chất thêm những bi kịch cuộc đời và thân phận của VN: bi kịch sinh li tử biệt

2. 2. NHÂN VẬT TRƯƠNG SINH

2.1. *Giới thiệu

2.1.1. Là con nhà hào phú

2.1.2. ít học, tính cách đa nghi, hay ghen

2.1.3. Vì cảm mến vẻ đẹp và tâm hồn VN nên chàng xin với mẹ 100 lạng vàng cưới nàng về làm vợ.

2.2. a. Đáng thương

2.2.1. - Ba năm chiến trận, ngoài những vất vả đau đớn về mặt thể xác nơi sa trường, chàng còn phải đối diện với nỗi nhớ nhung xa cách.

2.2.2. - Chiến tranh kết thúc, ngày trở về đáng lẽ là ngày vui sum họp nhưng chàng phải đối diện với nỗi đau mất mát.

2.2.3. - Lời nói ngây thơ của bé Đản đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông sẵn có trong chàng, khiến chàng nghi ngờ về tấm lòng thủy chung của vợ. Ta có phần thông cảm cho TS bởi khi ghen tuông mấy ai được sáng suốt.

2.3. b. Đáng trách

2.3.1. - Tuy nhiên điều đáng trách là cách xử sự của Trương Sinh. Con người ít học này đã hành động quá nông nổi, hồ đồ. Không cần hỏi vợ nửa lời, về đến nhà đã la um lên cho hả giận.

2.3.2. - TS từ một người chồng độc đoán, ghen tuông mù quáng, được sự tiếp tay của XH nam quyền đã trở thành kẻ vũ phu, thô bạo. Sự độc đoán tàn nhẫn đó đã làm tê liệt lí trí, bóp nghẹt trái tim dẫn đến bi kịch của môt gia đình hạnh phúc

3. 3. Những chi tiết đặc sắc

3.1. 3.1. Các chi tiết kì ảo cuối truyện

3.1.1. a. Liệt kê các chi tiết kì ảo:

3.1.1.1. - Phan Lan

3.1.1.1.1. + Nằm mộng cứu được rùa mai xanh.

3.1.1.1.2. +Chết đuối, được Linh Phi cứu -> Gặp Vũ Nương dưới thủy cung

3.1.1.2. - Vũ Nương

3.1.1.2.1. + Được các nàng tiên rẽ nước đưa về thủy cung

3.1.1.2.2. + Được các nàng tiên rẽ nước đưa về thủy cung

3.1.2. b. Cách đưa chi tiết kì ảo:

3.1.2.1. - Các chi tiết kì ảo được đưa xen kẽ với những yếu tố chân thực về:

3.1.2.1.1. + địa danh: sông Hoàng Giang, Ải Chi Lăng

3.1.2.1.2. + về thời điểm lịch sử: cuối đời Khai Đại nhà Hồ

3.1.2.1.3. + Nhân vật lịch sử: Trần thiêm Bình

3.1.2.1.4. + Sự kiện lịch sử: quân Minh sang xâm lược nước ta ( Thế kỉ XV)

3.1.2.1.5. => cách đan xen này làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.

3.2. 3.2. Ý nghĩa của kết thúc truyện

3.2.1. Hoàn thiện hơn nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, coi trọng nhân phẩm vị tha

3.2.2. - Tạo nên một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng (ở hiền gặp lành, người tốt dù trải qua bao nhiêu oan khuất cuối cùng sẽ được minh oan).

3.2.3. - Làm tăng thêm bi kịch cuộc đòi Vũ Nương: bi kịch sinh li tử biệt

3.3. 3.3. Chi tiết chiếc bóng

3.3.1. * Nhận xét: bóng không phải là chi tiết kì ảo nhưng nó có sức hấp hẫn rất lớn, là chi tiết có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt trong tác phẩm.

3.3.2. * Ý nghĩa đối với cốt truyện: Trong truyện chiếc bóng xuất hiện hai lần.

3.3.2.1. - Lần thứ nhất, là cái bóng của Vũ Nương, có ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện. Bởi khi bé Đản nhắc đến cái bóng mơ hồ này đã làm dấy lên nỗi nghi ngờ và thổi bùng ngọn lửa ghen tuông trong lòng TS.

3.3.2.2. - Chiếc bóng xuất hiện lần thứ hai, chính là cái bóng của TS. Đây là chi tiết mở nút cho câu chuyện giúp TS phát hiện ra sai lầm của mình và giải tỏa mối nghi ngờ vợ.