Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
THƯƠNG VỢ por Mind Map: THƯƠNG VỢ

1. PHÂN TÍCH

1.1. 2 câu đầu : “Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”

1.1.1. Lời giới thiệu : về công việc của bà Tú

1.1.1.1. "Quanh năm" là suốt cả năm, không chừa một ngày nào, mang theo ý nghĩa là một vòng lặp triền miên, không có điểm dừng.

1.1.1.2. "Mom sông" là địa điểm mà bà Tú buôn bán => Nơi kiếm sống chênh vênh, nguy hiểm

1.1.1.3. "Buôn bán" là công việc đòi hỏi sự khéo léo, giỏi tính toán, chăm chỉ

1.1.2. Sự vất vả của bà Tú

1.1.2.1. Nuôi 5 người con (là trách nhiệm)

1.1.2.2. Nuôi 1 người chồng (là gánh nặng)

1.1.2.3. "Nuôi đủ": cả về mặt vật chất lẫn tinh thần

1.2. 2 câu thực: “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

1.2.1. "Thân cò": mượn hình ảnh con cò để nói về bà Tú => Tần tảo, vất vả như hình ảnh con cò gầy gò, leo kheo.

1.2.2. "Khi quãng vắng": không gian làm việc heo hút, rợn gợn, đầy nguy hiểm.

1.2.3. "Lặn lội": đảo ngữ nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú

1.3. 2 câu luận:“Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.”

1.3.1. "Duyên-nợ": "duyên" là ông tơ, bà nguyệt se duyên mà thành, "nợ" là khổ cực mà bà Tú phải gánh nhưng không có một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận vì chồng con.

1.3.2. "Năm nắng mười mưa": "nắng, mưa" chỉ sự vất vả, "năm, mười" chỉ số lượng tạo nên ý nghĩa thể hiện sự vất vả, khổ cực của bà Tú

1.3.3. "Âu đành phận", "Dám quản công": chỉ đức hy sinh của bà Tú, dù bất công khổ cực nhưng vẫn chấp nhận, cam chịu vất vả.

1.4. 2 câu kết:“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”

1.4.1. "Thói đời": chỉ thói hư tật xấu của con người xã hội phong kiến

1.4.2. "Có chồng hờ hững cũng như không": Tú Xương đứng trong cương vị của bà Tú, tự chửi rủa bản thân mình.

2. Ý NGHĨA

2.1. Cuộc đời ông Tú là một thất bại nhưng lấy được bà Tú là một thành công

2.2. Bà Tú chấp nhận, cam chịu tất cả vì chồng vì con. Bất chấp nguy hiểm để mưu sinh kiếm sống.

2.3. Sự trân trọng người vợ của Trần Tế Xương

3. TÁC GIẢ: Trần Tế Xương(1870-1907), thường gọi là Tú Xương.

3.1. Là nhà thơ trào phúng, thế hệ tiêu biểu, gương mặt nổi bật của TK XIX.

3.2. Lận đận cả đời trong việc thi cử (chỉ đỗ tú tài)

3.3. Có sự nghiệp thơ ca bất tử

4. TÁC PHẨM:

4.1. Xuất xứ: nằm trong những sáng tác của Tú Xương về bà Tú

4.2. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

4.3. Chủ đề: "Thương vợ" là một trong những bài thơ cảm động nhất của Tú Xương như một lời tri ân sâu sắc đến người vợ hiền thảo, bà Phạm Thị Mẫn.