Chương 5
by Lê Minh Nhật
1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo TT Hồ Chí Minh
1.1. Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” .
1.2. Là một bộ phận hữu cơ, một tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, Người khẳng định: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” . Có thể nói đoàn kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết, sống còn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng thời là tôn chỉ, mục đích, là nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệp cách mạng cần hướng và đạt tới.
1.3. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đặc biệt quan tâm tới vấn đề đoàn kết vì đoàn kết là mấu chốt của thắng lợi và rút ra một bài học lớn đồng thời là quy luật mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” .
2. Đại đoàn kết dân tộc theo TT Hồ Chí Minh là thực hiện đoàn kết với ai?
2.1. Tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành và phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc, của nhân dân lao động. Chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được Hồ Chí Minh coi là vấn đề sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng. Với Người, đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. “Dân” và “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc. Nói đến đại đoàn kết dân tộc, Người nhiều lần nêu rõ: Đảng thực hiện đoàn kết để đấu tranh cho dân tộc độc lập và thống nhất Tổ quốc, để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ. Với tinh thần đó, Hồ Chí Minh dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
2.3. Đội ngũ trí thức và Người có một sự bổ sung quan trọng: coi liên minh công - nông - lao động trí óc (trí thức) là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân.
3. Các hình thức tổ chức mặt trận ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay, phân tích nguyên tắc tổ chức mặt trận.
3.1. MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM
3.2. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)
3.3. PHẢN ĐẾ LIÊN MINH (3-1935)
3.4. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT NHÂN DÂN PHẢN ĐẾ (10-1936)
3.5. MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (6-1938)
3.6. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT DÂN TỘC PHẢN ĐẾ ĐÔNG DƯƠNG (11-1939)
3.7. VIỆT NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH HỘI GỌI TẮT LÀ VIỆT MINH (19-5-1941)
3.8. HỘI LIÊN HIỆP QUỐC DÂN VIỆT NAM GỌI TẮT LÀ HỘI LIÊN VIỆT (29-5-1946)
3.9. MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (3-3-1951)
3.10. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (10-9-1955)
3.11. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12-1960)
3.12. LIÊN MINH CÁC LỰC LƯỢNG DÂN TỘC DÂN CHỦ VÀ HÒA BÌNH VIỆT NAM (20-4-1968)
3.13. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (4-2-1977)
3.14. Nguyên tắc tổ chức mặt trận: là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo các hình thức lôi cuốn, tập hợp các tầng lớp nhân dân phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Lịch sử ra đời, phát triển và trưởng thành của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta nhằm mục tiêu giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức, Mặt trận luôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam, tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
4. Những nét chính trong TT. HCM về Đoàn kết quốc tế.
4.1. Là cơ sở để Đảng và Nhà nước Việt Nam kế thừa, phát triển, xây dựng thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
4.2. Tinh thần đoàn kết quốc tế nhằm tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế cũng đã tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh.
4.3. Đoàn kết quốc tế, hướng đến một tình hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, đạt đến sự hòa bình, phát triển và thịnh vượng chung, dựa trên những nguyên tắc lớn không hề thay đổi, đó là bảo đảm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và không can thiệp vào công việc nội bộ lẫn nhau. Đó là những nét lớn trong tư tưởng đối ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh.