DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CHƯƠNG 4: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA,NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA by Mind Map: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA,  NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ  NGHĨA

1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

1.1.1. Quan niệm về dân chủ

1.1.1.1. Chủ ngữ thuật ngữ được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII - VI trước công nguyên

1.1.1.2. Được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.

1.1.2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

1.1.2.1. Về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước. Dân chủ là quyền lợi của nhân dân. Quyềnlợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ.

1.1.2.2. Trên phương diện chế độ xã hội và lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.

1.1.2.3. Trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội.

1.1.3. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng

1.1.3.1. Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung, nó phải thuộc về nhân dân. Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.

1.1.3.2. Dân chủ là một thể chế chính trị, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”…

1.1.4. Tóm lại: Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của cong người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại.

1.1.5. Sự ra đời phát triển của dân chủ

1.1.5.1. Có ba nền ( chế độ) dân chủ

1.1.5.1.1. Nền dân chủ chủ nô, gắn với chiếm hữu nô lệ.

1.1.5.1.2. Nền dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa.

1.1.5.1.3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa.

1.2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1. Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và công xã Pari năm 1871.

1.2.1.2. Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập.

1.2.1.3. Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kết hợp một cách chọn lọc giá trị của các nền kinh tế dân chủ trước đó, trước hết là là nền dân chủ tư sản.

1.2.1.4. Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Càng hoàn thiện bao nhiêu, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lại càng tự tiêu vong bấy nhiêu.

1.2.1.5. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

1.2.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.2.1. BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ

1.2.2.1.1. -Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

1.2.2.1.2. -Nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội.

1.2.2.1.3. -Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc.

1.2.2.2. BẢN CHẤT KINH TẾ

1.2.2.2.1. -Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội

1.2.2.2.2. -Đảm bảo quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối.

1.2.2.2.3. -Coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

1.2.2.3. BẢN CHẤT TT-VH-XH

1.2.2.3.1. -Tư tưởng: lấy hệ tư tưởng Mác Lê-nin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới.

1.2.2.3.2. -Xã hội: tiếp thu những giá trị tư tưởng-văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội…

2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1.1. 1. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1.1.1. Khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng và bác ái xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự áp bức, bất công và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và giá trị con người được tôn trọng, phát triển tự do.

2.1.1.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

2.1.1.3. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị chính trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội chủ nghĩa

2.1.2. 2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1.2.1. Về chính trị

2.1.2.1.1. Nhà nước XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân. Trong XHCN, giai cấp vô sản là lực lượng giữ vị trí thống trị về chính trị. Tuy nhiên, có sự khác biệt về chất so với sự thống trị của các giai cấp bóc lột trước đây là sự thống trị của thiểu số nhằm bảo vệ và duy trì địa vị của mình. Sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số .

2.1.2.1.2. Do đó, nhà nước XHCN là đại biểu cho ý chí chung của NDLĐ.

2.1.2.2. Về kinh tế

2.1.2.2.1. Nhà nước XHCN chịu sự quy định của cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.

2.1.2.2.2. Nhà nước XHCN chịu sự quy định của cơ sở kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu.

2.1.2.2.3. Còn nhà nước XHCN vừa là bộ máy chính trị - hành chính, vừa là tổ chức quản lý KT – XH của NDLĐ, chỉ là “nửa nhà nước”.

2.1.2.2.4. Mục tiêu hàng đầu của nhà nước XHCN là chăm lo lợi ích đại đa số NDLĐ.

2.1.2.3. Về VH - XH

2.1.2.3.1. Nhà nước XHCN được xây dựng trên nền tảng tinh thần là lý luận chủ nghĩa Mác – Lenin và những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, mang bản sắc riêng của dân tộc.

2.1.2.3.2. Sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp từng bước được thu hẹp và bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội để phát triển

2.1.3. 3. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

2.1.3.1. PHẠM VI TÁC ĐỘNG

2.1.3.1.1. C.năng đối nội

2.1.3.1.2. C.năng đối ngoại

2.1.3.2. LĨNH VỰC TÁC ĐỘNG

2.1.3.2.1. C.năng chính trị

2.1.3.2.2. C.năng kinh tế

2.1.3.2.3. C.Năng VH – XH

2.1.3.3. TÍNH CHẤT QUYỀN LỰC

2.1.3.3.1. C.năng giai cấp

2.1.3.3.2. C.năng xã hội

2.2. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN

2.2.1. Một là: Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN.

2.2.1.1. Chỉ trong xã hội dân chủ XHCN, người dân mới có đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, đồng thời khai thác và phát huy sức mạnh trí tuệ của của nhân dân cho hoạt động của nhà nước.

2.2.1.2. Nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đưa ra khỏi cơ quan nhà nước những người thực hiện công cụ không đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, lợi ích của nhân dân nhằm tránh thành quyền lực và phục vụ lợi ích của một nhóm người.

2.2.2. Hai là: Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân

2.2.2.1. Nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ.

2.2.2.2. Trong hệ thống chính trị XHCN, nhà nước là thiết chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân. Cũng là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh, là thiết chế tổ chức có hiệu quả xây dựng xã hội mới, là công cụ hữu hiệu để vai trò lãnh đạo Đảng trong quá trình xây dựng CNXH được thực hiện…

3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.1. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.1.1. Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam

3.1.1.1. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước.

3.1.1.2. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước.

3.1.2. Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam

3.1.2.1. Kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử mà trực tiếp là tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ gắn liền với kỷ cương và phải thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm…

3.1.2.1.1. Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).

3.1.2.1.2. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân).

3.1.2.1.3. Dân chủ là động lực để xây dựng CNXH (phát huy sức mạnh của nhân dân, của dân tộc).

3.1.2.1.4. Dân chủ gắn với pháp luật (gắn liền với kỷ luật, kỷ cương).

3.1.2.1.5. Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực.

3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.2.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3.2.1.1. Theo quan niệm chung, NNPQ là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình.

3.2.1.2. Trong hoạt động của nhà nước pháp quyền, các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

3.2.1.3. Nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân.

3.2.1.4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những nội dung khái quát liên quan đến nhà nước pháp quyền

3.2.1.4.1. Đề cao vai trò tối thượng của Hiến pháp và pháp luật

3.2.1.4.2. Đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền con người.

3.2.1.4.3. Tổ chức bộ máy vừa đảm bảo tập trung, thống nhất, vừa có sự phân công giữa các nhánh quyền lực, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền nhằm đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, tránh lạm quyền.

3.2.1.5. Cơ chế thực hiện dân chủ

3.2.1.5.1. Trực tiếp dân chủ

3.2.1.5.2. Dân chủ gián tiếp

3.2.1.6. Chủ trương: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân”.

3.2.1.6.1. Là tiền đề để Đại hội XII của Đảng làm rõ hơn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

3.2.1.6.2. Thiết chế thực hiện dân chủ: thông qua nhà nước và cả hệ thống chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội).

3.2.1.6.3. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo (thực hiện nhất nguyên chính trị).

3.2.1.6.4. Thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”

3.2.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.2.2.1. Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, có một số đặc điểm cơ bản như sau:

3.2.2.1.1. Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

3.2.2.1.2. Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối cao để điều chỉnh các hệ thống xã hội.

3.2.2.1.3. Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

3.2.2.1.4. Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân uỷ nhiệm.

3.2.2.1.5. Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển.

3.2.2.1.6. Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng đảm bảo quyền lực là thống nhất và chỉ đạo thống nhất của Trung ương.

3.2.3. Phát huỷ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3.2.3.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

3.2.3.1.1. Một là, xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa.

3.2.3.1.2. Hai là, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.2.3.1.3. Ba là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa.

3.2.3.1.4. Bốn là, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

3.2.3.1.5. Năm là, xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

3.2.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

3.2.3.2.1. Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

3.2.3.2.2. Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước

3.2.3.2.3. Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực

3.2.3.2.4. Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm