
1. Kiểu dáng
1.1. Nữ
1.1.1. Váy : ngắn trên mắt cá chân khoảng 15cm, chiều dài váy khoảng 80cm – 1m. Váy dệt từ sợi bông có màu đen hoặc xanh chàm, váy có miếng đáp dệt hoa văn nằm ở phần mông và hai miếng vải được trang trí bằng hoa văn
1.1.2. Váy trang trí theo nguyên tắc bố cục dải băng theo chiều ngang, họa tiết băng trắng nằm phần giữa thân áo và váy. Phần thân áo được dệt dài thêm để làm tay áo và làm pơnal váy, riêng phần xơlai của váy được dệt riêng
1.1.3. Ngoài ra họ còn có một tấm vải quấn quanh lưng dùng để địu con nhỏ lúc lên rẫy hoặc về phố chợ
1.1.4. Áo váy người Ba Na không khác biệt so với dân tộc Gia-rai hoặc Ê-đê. Tuy nhiên, nó khác nhau ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy
1.2. Nam
1.2.1. Áo : có chiều dài thân trước khoảng 40cm – 48cm chiều dài thân sau khoảng 53cm – 70cm, là loại áo cộc tay, có màu đen hoặc màu chàm không có khuy, cổ xẻ hình trái tim để lộ ngực.
1.2.2. Phổ biến có hai loại áo, một là áo trơn không có hoa văn, chỉ có một vài sợi chỉ viền đỏ xung cổ áo, gấu áo, đường sọc trắng dọc hai bên hông áo hoặc có trang trí đường hoa văn dọc hai bên hông áo và gấu áo.
1.2.3. Thường thì kích cỡ của áo nam Bahnar ôm sát người, phía trước hay hở bụng.
1.2.4. Khố : kích cỡ của khố dài khoảng hơn 4m, chiều rộng khoảng 20cm, nam cuốn khố thường hở hết phần mông của mình hai đầu khố không có tua rua và trang trí hoa văn chỉ có hoa nhỏ chạy suốt hai bên và ở giữa theo chiều dài của khố.
1.3. Kiểu tóc
1.3.1. Nam
1.3.1.1. ngày xưa đàn ông để tóc dài tới cổ, ngày nay thì tóc ngắn hơn
1.3.1.2. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa tóc. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu.
1.3.1.3. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công.
1.3.2. Nữ
1.3.2.1. Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc.
1.3.2.2. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vải hay vòng cườm
2. Màu sắc
2.1. Trang phục của người Ba Na sử dụng 3 màu chính là vàng, đỏ và đen
2.1.1. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh, tình yêu.
2.1.2. Màu trắng tượng trưng cho khát vọng, ước mơ.
2.1.3. Màu đen tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của núi rừng, của thiên nhiên. Màu đen được tôn sùng như một sức mạnh siêu nhiên
3. Chất liệu
3.1. Người Bana biết trồng bông và dệt vải với hoa văn thổ cẩm bền đẹp
3.1.1. Công cụ dệt vải đều thô sơ như chiếc cán bông, bật bông, sa quay sợi, sợi vải trước khi dệt được đem nhuộm, màu sắc để nhuộm sợi đều tìm kiếm từ rễ lá, vỏ cây tự nhiên, nhưng màu sắc rất đẹp và bền
3.1.2. Người Ba na còn biết tạo ra mùi hương đặc biệt cho trang phục của mình. Sau khi quay tơi những sợi bông ra, những người phụ nữ Ba Na lấy mật ong để làm mềm vải và tạo ra hương thơm nhẹ nhàng không lẫn vào trang phục các dân tộc khác
4. Nhuộm vải
4.1. Kỹ thuật nhuộm được người Bana rất chú trọng.
4.1.1. Màu nhuộm được chiết ra từ các loại cây rừng . Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa riêng
4.1.1.1. Màu đen : nhuộm bằng lá cây chàm , cây mô. Dùng làm nền tấm vải
4.1.1.2. Màu đỏ : nhuộm bằng nhựa cây biểu hiện cho lửa và máu
4.1.1.3. Màu vàng : nhuộm bằng nghệ biểu hiện cho ánh sáng mặt trời
4.1.1.4. Màu xanh : nhuộm bằng cây Kpai, cây truông nhây biểu hiện cho màu da trời
5. >
6. Bối Cảnh
6.1. Lịch sử
6.1.1. Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.
6.1.2. Người Bana có hai loại : 1 tộc người ở Bình Định, 1 tộc người ở Kom Tum
6.2. Hoạt động sản xuất
6.2.1. Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu.
6.2.2. Công việc chăn nuôi và các nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn còn chưa phát triển.
6.3. Văn nghệ
6.3.1. Dân ca rất phong phú nhưng phổ biến là điệu hmon và roi. Nhạc cụ đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ.
6.3.2. Trường ca, Truyện cổ là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
6.3.3. Múa dân gian Ba Na trong đó có múa phục vụ nghi lễ và biểu diễn ở hội hè .
6.4. Văn Hóa
6.4.1. Nhạc cụ đa dạng: cồng, chiêng kết cấu đa dạng, đàn: t'rưng, khinh khung, gôông, klông pút, kơni, kèn: tơ nốt, arơng, tơ tiếp,... Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca, các điệu múa trong những ngày hội hay các nghi lễ tôn giáo.
6.4.2. Nghệ thuật chạm khắc gỗ phát triển
6.4.3. Những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng nhà mồ v.v...
7. Phân loại
7.1. Nam
7.1.1. Nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ
7.1.2. Chiến binh : nam giới khi không mặc áo có thể thay thế cho tấm xiêm choàng chéo từ nách bên này sang vai bên kia. Đối với những chiến binh khi mang trên mình vũ khí, người ta có thể gấp tấm choàng lại rồi buộc chéo hình chữ thập trước ngực
7.1.3. Ngày rét họ mang theo tấm choàng.
7.1.4. Ở những vùng sâu, vùng xa, đàn ông chỉ mang khố
7.2. Nữ
7.2.1. Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy
7.2.2. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường là ngắn hơn váy của người Ê Đê, ngày nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó.
7.2.3. Ở những vùng sâu, vùng xa đàn bà quấn yêng (xiêm)
7.3. Mục đích sử dụng
7.3.1. Trang phục truyền thống của họ có tính thực tiễn cao. Chú ý tới giá trị sử dụng sao cho thích hợp với môi trường với điều kiện tự nhiên, gắn với kỹ thuật thủ công truyền thống , sự cần cù, óc sáng tạo, sự khéo léo. Trong quá trình phát triển tiếp xúc đan xen với nhau, tiếp thu những nét tinh túy nhưng vẫn bảo lưu truyền thống
8. Phụ kiện
8.1. Nhằm tô điểm cho trang phục và có vai trò trừ tà ma .
8.1.1. Hoa tai
8.1.2. Nhẫn đeo 2 , 3 ngón tay
8.1.3. Lược cài tóc
8.1.4. Đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt)
8.1.5. Nhằm tô điểm cho trang phục và có vai trò trừ tà ma
9. Họa tiết trang trí
9.1. Đơn giản , mộc mạc
9.1.1. Thắt lưng váy được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu, được thắt và buông thõng dài hai đầu sang hai bên hông
9.1.2. Dân tộc Ba Na dành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn một nửa áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn với các màu trắng đỏ).
9.1.3. Hoa văn rõ nét nổi bật trên nền vải với những sợi dọc sợi ngang đan vào nhau