Sự biến đổi xã hội từ góc nhìn Xã hội học Vi mô qua 2 hiện tượng: Bà Mẹ đơn thân và Hôn nhân đồng tính
by Phương Thảo
1. “Bà mẹ đơn thân” và “hôn nhân đồng tính” hiện nay
1.1. Khái niệm “bà mẹ đơn thân từ đầu” và bà “mẹ đơn thân thứ phát”
1.2. Bài viết này chỉ đề cập đến “bà mẹ đơn thân” là những “bà mẹ đơn thân chủ động” - những bà mẹ đơn thân từ đầu tức là họ chủ động mang thai, sinh con và tự nuôi dưỡng con
1.3. Việc chọn lựa lối làm mẹ đơn thân chủ động ngay từ đầu cho thấy một sự biến đổi về giá trị rất lớn trong xã hội Việt Nam đương đại, vì sự chọn lựa này cho thấy con người đã vượt qua những chuẩn mực của xã hội truyền thống để ứng xử theo các chuẩn mực và giá trị của cá nhân
1.4. Xã hội VN đã có cái nhìn cởi mở hơn đối với kiểu hôn nhân giữa hai người cùng giới tính. Sự cởi mở này trước hết thể hiện ở quy định của luật pháp
1.4.1. Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 cấm việc kết hôn giữa hai người đồng giới
1.4.2. Luật mới công bố năm 2014, không còn quy định cấm nhưng cuộc hôn nhân này chưa được công nhận về mặt luật pháp
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tác giả: Lê Minh Tiến - Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Bài viết này đề cập đến sự biến đổi xã hội Việt Nam ở cấp độ vi mô bằng cách mô tả một số nét ứng xử của cá nhân trong xã hội Việt Nam đương đại qua hai hiện tượng là bà mẹ đơn thân và hôn nhân đồng tính
2.3. Bài viết như một gợi mở về hướng phân tích xã hội học vi mô về sự biến đổi xã hội dựa trên việc phân tích tài liệu sẵn có chứ không phải là một nghiên cứu thực địa hay khảo sát.
3. Ý nghĩa, bài học
3.1. Xã hội thay đổi => Con người cũng cần thay đổi tư duy => Cởi mở, thoải mái hơn
3.2. Khi nghiên cứu biến đổi XH => Cần đi từ quá khứ - hiện tại - tương lai
3.3. Những chuẩn mực xã hội truyền thống (quá cũ) không còn tác dụng chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ cũng như ứng xử của cá nhân mà thay vào đó, cá nhân dám chọn lựa sống theo những giá trị của bản thân
4. Sự biến đổi xã hội
4.1. Một hiện tượng mang tính tập thể, tức là sự biến đổi phải bao hàm một tập hợp các cá nhân, một cộng đồng hay cả xã hội
4.2. Đề cập đến sự thay đổi trong cấu trúc xã hội xã hội nói chung, tức là sự thay đổi về mặt tổ chức xã hội trên tổng thể hoặc trên một số thành tố nào đó, hay một số định chế cơ bản của xã hội như gia đình, chính trị, tôn giáo hay pháp lý
4.3. Dựa vào những quan sát, phân tích các các ứng xử, quan niệm, lối sống của các cá nhân trong đời sống thường nhật, nhà nghiên cứu có thể nhận diện được những sự thay đổi trong xã hội qua thời gian
5. Phụ nữ có con không chồng và quan niệm về kết hôn trong xã hội Việt Nam truyền thống
5.1. Người phụ nữ ấy lẫn gia đình sẽ bị cộng đồng chê bai, khinh bỉ và đứa con ấy cũng sẽ không được đối xử cách công bằng
5.2. Trong truyền thống VN, một người con gái có giá trị là người giữ được tiết hạnh cho đến khi lấy chồng
5.3. Cuộc hôn nhân chuẩn mực ở Việt Nam phải là một sự kết hợp giữa hai cá nhân “dị tính”, tức là giữa một nam và một nữ,