1. Tư bản bất biến và Tư bản khả biến
1.1. Tư bản bất biến
1.1.1. Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất được Mác gọi là TB bất biến.
1.1.2. Kí hiệu: c
1.1.2.1. máy móc, thiết bị nhà xưởng: c1
1.1.2.2. nguyên, nhiên vật liệu: c2
1.1.2.3. c1, c2 khác nhau ở cách thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm
1.1.2.3.1. c1: dịch chuyển dần dần giá trị vào sản phẩm, thông qua hao mòn trogn nhiều chu kỳ sản xuất
1.1.2.3.2. c2: dịch chuyển hết qua quá trình sản xuất
1.1.3. Đặc điểm: Không tăng về lượng
1.1.4. Vai trò: là điều kiện trong quá trình sản xuất để tạo ra m
1.2. Tư bản khả biến
1.2.1. Bộ phận TB biến thành sức lao động. Gíá trị của nó được biến thành tư liệu sinh hoạt cần thiết mà mất đi trong quá trình tái sản xuất sức lao động của công nhân làm thuê. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, công nhân làm thuê bằng lao động trừu tượng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động
1.2.2. Kí hiệu: v
1.2.3. Đặc điểm: luôn tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất
1.2.3.1. G = c+v+m
1.2.4. Vai trò: nguồn gốc tạo ra m
1.3. Phân chia TBKB và TBBB là dựa vào VAI TRÒ
1.4. Ý nghĩa: sự phân chia TBBB và TBKB vạch rõ nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động của công nhân làm thuê tạo ra không được trả công
2. Tiền công ( Biểu hiện bên ngoài của SLĐ)
2.1. Là giá cả của hàng hóa SLĐ, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động
2.2. Biểu hiện là giá cả của lao động vì
2.2.1. Công nhân bán quyền sử dụng SLĐ
2.2.2. Công nhân phải có lao động mới có tiền công
2.2.3. Công nhân chỉ nhận được tiền công sau khi đã lao động
2.3. Có hai hình thức tiền công
2.3.1. Tiền công trả theo thời gian
2.3.2. Tiền công trả theo sản phẩm
2.4. Hai loại tiền công
2.4.1. Tiền công danh nghĩa
2.4.1.1. Là số lượng tiền mà người lao động nhận được sau khi làm việc
2.4.2. Tiền công thực tế
2.4.2.1. Đại khái là số tiền dùng để trang trải cuộc sống
2.4.2.2. Thuận với TCDN, nghịch với giá cả TLSX và dịch vụ
3. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
3.1. Tuần hoàn của tư bản
3.1.1. Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn dưới 3 hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, bán hàng hóa) gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
3.2. Chu chuyển của tư bản
3.2.1. Chu chuyển của tư bản là sự vận động của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng theo thời gian. (Đó là vòng quay của đồng tiền trong kinh doanh).
3.2.2. Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về với hình thái đó cùng với giá trị thặng dư. (Đó chính là khoảng thời gian tư bản chu chuyển dược 1 vòng).
3.3. Videos
4. Công thức chung của tư bản
4.1. Trong lưu thông hàng hóa giản đơn
4.1.1. H-T-H
4.2. Trong lưu thông hàng hóa TBCN
4.2.1. T-H-T' ( T' = T + Δt)
4.3. Giống nhau
4.3.1. Yếu tố vật chất: Tiền và hàng
4.3.2. Hành vi lưu thông: Mua và bán
4.3.3. Lực lượng tham gia: Người mua và người bán
4.4. Khác nhau
4.4.1. H-T-H
4.4.1.1. Bán trước mua sau
4.4.1.2. Mục đích: GTSD (H)
4.4.1.2.1. H1- T- H2
4.4.1.3. Giới hạn lưu thông: Khi thỏa mãn H2 sẽ dừng lại
4.4.2. T-H-T' ( T' = T + Δt)
4.4.2.1. Mua trước bán sau
4.4.2.2. Mục đích: GT (T)
4.4.2.3. Giới hạn lưu thông: tiếp tục vận động
4.5. Nhận xét về công thức T-H-T'
4.5.1. Tư Bản là giá trị đem lại GTTD
4.5.2. Tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng đem lại GTTD cho nhà tư bản
4.5.3. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.
5. Hàng hóa sức lao động (Mác tìm ra)
5.1. Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
5.2. Phân biệt sức lao động và lao động
5.2.1. Sức lao động mới ở khả năng của lao động
5.2.2. Lao động: tiêu dùng sức lao động trong hiện thực ( Tiêu hao: sức vóc, thần kinh,...)
5.3. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
5.3.1. Người lao động được tự do về thân thể
5.3.2. Người lao động không có đủ các TLSX cần thiết để kết hợp với SLĐ của mình tạo ra hàng hóa để bán
5.4. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
5.4.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
5.4.1.1. Do TGLĐ XHCT để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
5.4.1.2. 3 bộ phận hợp thành
5.4.1.2.1. Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết ( vật chất, tinh thần) để tái sản xuất sức lao động
5.4.1.2.2. Phí tổn đào tạo người lao động
5.4.1.2.3. Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (VC, TT) nuôi gia đình của người lao động
5.4.1.3. Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người công nhân khác nhau theo từng gia đoạn và từng khu vực
5.4.1.4. => Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động
5.4.2. GTSD của hàng hóa sức lao động
5.4.2.1. Để thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua
5.4.2.2. Hàng hóa sức lao động có GTSD đặc biệt
5.4.2.2.1. sức lao động luôn tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó
5.4.2.3. Giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư => Chìa khóa đẻ giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
5.5. Kết luận
5.5.1. ⇨ Hàng hóa sức lao động ba hàm cả yếu tố tinh thần, vật chất và yếu tố lịch sử (phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi nước). ⇨ Điều kiện quyết định để tiền chuyển hóa thành tư bản: Sức lao động trở thành hàng hóa
6. Sự sản xuất giá trị thặng dư
6.1. QT sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng thêm giá trị
6.2. Để có được giá trị thặng dư nền sản xuất, xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định
6.3. Người lao động và người quản lý phải thảo thuận trên nguyên tắc ngang giá, người lao động làm việc dưới sự kiểm soát của người quản lý
6.4. Giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người lao động làm thuê tạo ra, nhưng bị tư bản chiếm đoạt (PHẠM TRÙ LỊCH SỬ)
6.5. Người lao động có hai khoảng thời gian
6.5.1. Thời gian lao động cần thiết
6.5.2. Thời gian lao động thặng dư
6.6. Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê Người có của, kẻ có công"; "có vốn có lãi"
7. Bản chất của tích lũy tư bản
7.1. Tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng
7.2. Có hai hình thức
7.2.1. Tái sản xuất giản đơn
7.2.1.1. là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ
7.2.1.1.1. m thu được toàn bộ dùng cho cá nhân
7.2.2. Tái sản xuất mở rộng
7.2.2.1. là sự lặp đi lặp lại quá trình sản xuất với quy mô và trình độ ngày càng tăng lên
7.2.2.1.1. m thu được thì trích một phần ra để đầu tư tiếp
7.3. Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, nhà tư bản biến một phần giá trị thặng dư của chu kỳ sản xuất trước thành tư bản phụ thêm trong chu kì sản xuất tiếp theo. Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích lũy tư bản
7.4. Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư
7.4.1. C.Mác “Tiền ban đầu chỉ là giọt nước, tiền về sau là cả một đại dương”