Sơ sinh - Hài nhi (0-1t)

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Sơ sinh - Hài nhi (0-1t) por Mind Map: Sơ sinh - Hài nhi (0-1t)

1. Thể chất

1.1. Cân nặng trẻ: **6m:** x2 **12m:** x3

1.2. • Sự phát triển **hệ cơ và xương** theo hướng: **đầu tới chân.**

1.3. • Sự phát triển thể chất là **tiền đề** cho các quá trình phát triển **nhận thức và quan hệ xã hội** sau này

2. Vận động

2.1. Vận động thô

2.1.1. Mới sinh: cử động hỗn loạn ** -ức chế->** 2w: tính chất hành vi.

2.1.2. 2m: cử động không ý thức --> **cử động định hướng** trẻ bắt đầu **điều khiển đầu.**

2.2. Các cột mốc mốc quan trọng trong phát triển vận động tinh

2.2.1. • 2m: tự ngóc đầu • 3m: lật người, lẫy • 4m: ngồi có chỗ dựa • 6m: tự ngồi thẳng dậy • 7 tháng: đứng có chỗ bám • 9m: đi lại khi có hỗ trợ • 10m: có thể tự đứng một lúc ngắn (without help) • 11m: tự đứng vững • 12m: bắt đầu tự đi không cần đỡ

2.3. Vận động tinh

2.3.1. ngón tay

2.3.1.1. 1m: ngón tay gập vào trong 3m: ngón tay duỗi ra 5m: mở hẳn lòng bàn tay

2.3.2. bàn tay

2.3.2.1. 2-3m: với tay về phía đồ vật trước mặt 4m: với cả hai tay về phía đồ vật.

2.3.3. Đôi mắt

2.3.3.1. 0m: liếc mắt qua ánh sáng kích thích 1m: quay đầu qua hướng có kích thích 3m: quay đầu 180 độ nhìn theo 5m: nhìn vật và giơ tay ra lấy

2.4. Vân động và các hành động

2.4.1. Ở trẻ đã xuất hiện những **vận động tinh khá phức tạp,** gắn liền với khả năng **tri giác tổng thể**. **5-6m:** trẻ có thể với được vật một cách chính xác *(sự phối hợp phức tạp giữa thị giác và cơ quan vận động) * Hành động với đồ vật một cách chính xác: là *h.động có định hướng đầu tiên,* là **cơ sở phát triển** các hđ sờ, nắm, các thao tác với đồ vật sau này của trẻ.

3. Hình thành phản xạ

3.1. Không điều kiện

3.1.1. Khi sinh ra chỉ có những phản xạ tự nhiên (2 loại)

3.1.1.1. **PX tự vệ:**

3.1.1.1.1. các phản ứng của cơ thể **cần thiết** cho sự **thích nghi với MT sống.** *(hô hấp; phản xạ tìm và bú tí mẹ ; phản xạ của đồng tử mắt ; ...) *

3.1.1.2. **PX lai giống**

3.1.1.2.1. Vai trò **quan trọng** ở một **giai đoạn nào đó** của sự tiến hóa, nhưng chúng **không có giá trị về mặt sinh tồn** và về cơ bản sẽ **mất đi** trong vòng **vài tháng đầu.**

3.1.2. **3m đầu:** vô cùng **nhạy cảm** và **quan trọng** trong sự pt thể chất, tinh thần. Thông qua những **phản xạ tự nhiên** (nguyên thuỷ) và **không kiểm soát** được, ba mẹ có thể phần nào xác định được **sự hoàn thiện thân não** của bé.

3.1.3. Các PX như giữ **tư thế bào thai, khóc vì sợ không gian kín hoặc Babinski** *(bé thụt lưỡi vào trong khi bạn ấn vào lòng bàn tay)* chỉ **xuất hiện trong 3m đầu** và dần dần **biến mất khi hệ thần kinh được hoàn thiện.** Các phản xạ này ở bé *phản ánh một quá trình tiến hóa giống loài* đầy thú vị của con người và cũng là **cơ sở** giúp ba mẹ **kiểm soát được năng lực trí tuệ** của bé của bé.

3.1.4. • Phản xạ mút • Phản xạ tìm kiếm • Phản xạ đồng tử • Phản xạ tự vệ • Phản xạ ở lòng bàn chân • Phản xạ cầm nắm • Phản xạ di động có phương hướng • Phản xạ lè lưỡi

3.2. Có điều kiện

3.2.1. Trẻ sơ sinh có khả năng hình thành PX có ĐK từ **rất sớm,** **Thức ăn** là **tác nhân chính** có vai trò **quan trọng và chiếm ưu** thế hơn.

3.2.2. **2m:** hình thành PX có ĐK ở **thị giác** trẻ, sau đó là **thính giác**

4. Phát triển cảm giác - tri giác

4.1. Não bộ

4.1.1. Lúc mới sinh **chưa được hình thành đầy đủ,** đặc biệt là **vỏ não chưa phát triển** đầy đủ --> **đời sống tâm lý** của trẻ phần lớn gắn với **những trung tâm dưới vỏ.** Các **cảm giác chưa phân hóa** và thường **gắn liền với các xúc cảm.**

4.2. Thị giác

4.2.1. **2h:** nhìn thấy 50%. **24h+:** có thể nhìn thấy khuôn mặt người đối diện. **1w:** trẻ chú ý nhìn vào mắt người đối diện **3w - 5w:** xuất hiện sự tập trung thị giác.

4.2.2. **Shaffer:** sự pt thị giác của trẻ trong 1 năm đầu đời gồm 3 GĐ

4.2.2.1. 0-2m GĐ tìm kiếm kích thích

4.2.2.1.1. **PHÂN BIỆT** giữa các kích thích thị giác **HỨNG THÚ** với hình ảnh phức tạp, chuyển động, độ tương phản cao.

4.2.2.2. 2-6m GĐ xây dựng hình thù

4.2.2.2.1. em bé **NHẬN RA** hình ảnh, định hướng không gian, nhận dạng **sự quen thuộc**

4.2.2.3. 6-12m GĐ diễn giải hình dạng

4.2.2.3.1. bắt đầu **HIỂU** những thứ mà chúng thấy, **khả năng ước lượng** độ sâu phát triển, giúp trẻ **nhận thức được môi trường xung quanh ở dạng 3 chiều**

4.3. Thính giác

4.3.1. Rất phát triển từ trước khi trẻ ra đời, trẻ sơ sinh thích nghe tiếng người nói, đặc biệt là tiếng của mẹ. **2w - 3w:** xuất hiện sự **tập trung thính giác.** Âm thanh đột ngột (tiếng vỗ tay to, tiếng cánh cửa đập mạnh) làm trẻ đột nhiên lặng im, không động đậy. Thính giác **phát triển tốt,** có thể **định vị được tiếng động** và phản ánh lại với độ ồn và độ dài khác nhau

4.4. Khứu & vị giác

4.4.1. Giúp trẻ phân biệt thức ăn với những thứ không ăn được. • Sở thích về mùi vị hình thành trong giai đoạn bào thai, qua thức ăn mẹ ăn vào • **Lượng đường** trong sữa mẹ **quyết định tốc độ bú** của trẻ sơ sinh

4.4.2. **5m:**

4.4.2.1. **cảm nhận** mọi vật bằng **mắt** và **sờ mó** vào các vật mà chúng nhìn thấy. Dần dần trẻ có thể **phối hợp các hành động** sờ, nắm, đưa vào miệng và nhai.

4.4.3. **8m:**

4.4.3.1. trẻ có thể **chuyển đồ vật** từ tay này sang tay khác, đập hai tay vào nhau, có thể tự ngồi, trườn hoặc bò.

4.4.4. **1y:**

4.4.4.1. có khả năng **cầm, nắm** các đồ vật nhỏ, kẹp chúng giữa ngón cái và ngón trỏ, tự mình bật ti vi, chui vào chạn bát, mở cửa, nhét các vật nhỏ vào ổ điện...

4.4.5. - Những vận động tích cực ở trẻ **cần phải được hạn chế** trong những phạm vi nhất định để tránh cho trẻ khỏi gặp nguy hiểm.

5. Phát triển nhận thức

5.1. Tri giác

5.1.1. Trẻ có thể **dõi theo những vật chuyển động.** Vừa dõi theo vật mà trẻ thích, vừa đập chân đập tay, vừa phát ra những âm thanh sung sướng. Trẻ đã có thể **phân biệt vật mới với vật quen thuộc,** **khá nhiều thuộc tính của vật,** như màu sắc, hình dáng, độ phức tạp. Bắt đầu có khả năng tri giác không gian, tri giác độ sâu.

5.2. Trí nhớ

5.2.1. **4m:** thích nhìn các **đồ vật mới hơn,** và điều đó chứng tỏ rằng trẻ **nhớ rất rõ các đồ vật mà chúng được nhìn thấy trước đó** Ghi nhớ các âm thanh do người lớn tạo ra và các hành động của người lớn. Để nhận ra mẹ thì trẻ phải nhớ khuôn mặt mẹ, giọng nói của mẹ. Người ta giấu đồ chơi trước mắt trẻ và để tìm được đồ chơi ấy, trẻ phải nhớ lại nơi mà đồ chơi được giấu.

5.3. **Piaget:** việc trẻ nhận thức được tính ổn định của các sự vật là thành tựu quan trọng của thời kì tâm vận động. Khả năng nhận thức được tính ổn định của các sự vật, hiện tượng có liên quan chặt chẽ với trí nhớ hình tượng của trẻ. **Trí nhớ hình tượng** là **khả năng hình dung các SV-HT** dưới dạng các hình ảnh, hay là khả năng tái hiện các sự vật, hiện tượng khi chúng không còn tồn tại trực tiếp trước mắt. **Hoạt động bắt chước** chính là **biểu hiện của quá trình ghi nhớ hình tượng**.

5.4. Tư duy

5.4.1. GĐ cảm giác – vận động: trẻ học được tính trường tồn của sự vật, là khả năng nhận biết được sự tồn tại của sự vật ngay cả khi ta đang không nhìn thấy chúng • Trẻ học được điều này nhờ biết cách hình thành các biểu trưng tâm trí cho sự vật, hiện tượng (Giản đồ bẩm sinh – Schemata: những cấu trúc nhận thức nằm ẩn sâu dưới dạng phản xạ bẩm sinh, được lập trình từ mặt di truyền)

5.4.2. Các GĐ cảm giác – vận động:

5.4.2.1. 1.** PX cơ bản:** trẻ sơ sinh phản ứng một cách vô thức 2. **P/Ứ tuần hoàn cấp 1:** trẻ lặp lại các hành động xoay quanh cơ thể chính chúng 3. **P/Ứ tuần hoàn cấp 2:** lặp lại hành động tương tác với sự vật bên ngoài 4. **Phối hợp các P/Ứ:** 8-12 tháng: các hành động có chủ đích, ghép các giản đồ đã biết tạo hiệu ứng mong muốn trong môi trường xung quanh 5. **P/Ứ tuần hoàn cấp 3:** 12-18 tháng: tương tác với đồ vật theo cách mới 6. **Tổ hợp ý nghĩ 18-24m:** có những biểu hiện suy nghĩ biểu tượng, hiểu thế giới thông qua việc xây dựng các biểu trưng tâm trí và vận động trí não

6. Phát triển ngôn ngữ

6.1. Các cột mốc quan trọng

6.1.1. 0-3 m

6.1.1.1. dung tiếng khóc biểu đạt nhu cầu, phát ra tiếng gừ gừ, nhận biết giọng nói người chăm sóc

6.1.2. 3-6 m

6.1.2.1. nói bập bẹ, phản ứng lại với những thay đổi trong giọng nói, nét mặt người khác

6.1.3. 6-12 m

6.1.3.1. tiếp tục tập nói bập bẹ, gây chú ý, đã hiểu được ngôn ngữ một chiều, có thể nói được một số từ đơn

7. Phát triển cảm xúc - quan hệ xã hội

7.1. Cảm xúc

7.1.1. Các cột mốc quan trọng

7.1.1.1. 1-2 m

7.1.1.1.1. có khả năng biểu đạt 5 xúc cảm chính (quan tâm, ngạc nhiên, vui vẻ, tức giận, sợ hãi) qua nhịp tim trẻ

7.1.1.2. 3-4 m

7.1.1.2.1. biểu đạt tức giận, buồn bã, nhạy bén trong việc phân biệt các cảm xúc người khác

7.1.1.3. 5-7 m

7.1.1.3.1. biểu đạt sự sợ hãi, xấu hổ và rụt rè

7.1.1.4. **7-10 m**

7.1.1.4.1. phát triển khả năng Tham khảo xã hội

7.1.1.5. **12 m +**

7.1.1.5.1. biểu đạt sự có lỗi và thỏa mãn

7.1.1.6. Cuộc sống trẻ: hoàn toàn **phụ thuộc vào mẹ (ng chăm sóc),** không tự thỏa mãn được nhu cầu nào. Sự yếu ớt và sự phụ thuộc hoàn toàn của trẻ vào người lớn --> **“hoàn cảnh xã hội của sự phát triển”** đặc trưng của trẻ sơ sinh. Đó là **sự gắn bó** giữa trẻ và người lớn.

7.1.2. Quá trình cảm xúc

7.1.2.1. Ngay ở những tuần đầu sau khi sinh trẻ đã thích sự đều đặn, yên tĩnh và cân bằng. Trẻ sử dụng các cách thức cư xử mang tính tín hiệu và định hướng (khóc, các hoạt động bằng miệng, quan sát bằng mắt) để xây dựng những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Ở giai đoạn này trẻ không hề phân biệt được sự khác nhau giữa mọi người

7.1.2.2. Vào tháng thứ 2, trẻ bắt đầu quan tâm, chú ý hơn đến thế giới xung quanh. Trẻ nhận biết được những người thân quen và trẻ hướng sự chú ý của mình trước tiên đến mẹ hay những người chăm sóc trẻ.

7.1.2.3. Những tháng tiếp theo, trẻ thường phản ứng lại những người gần gũi với trẻ bằng các cử động cơ thể, cảm thấy hài lòng và cười một cách thoải mái.

7.1.2.4. Trẻ đã bắt đầu “trò chuyện” với mọi người. Mẹ và trẻ thường ôm ấp, nhìn ngắm nhau, “nói chuyện” thân mật với nhau. Hiện tượng đó cũng xảy ra giữa bố và trẻ, thậm chí giữa trẻ với anh chị của mình.

7.1.2.5. Trẻ lên một đã có thể điều khiển hành vi của mình tốt hơn và đóng vai trò chủ động hơn trong các mối quan hệ cảm xúc với bố và mẹ

7.1.2.6. Vào thời kì này ở trẻ xuất hiện một loạt các cảm xúc mới bao gồm tức giận, vui mừng và buồn bực gắn với những tình huống đa dạng hơn trước đó

7.2. Sự gắn bó

7.2.1. **Gắn bó bẩm sinh:**

7.2.1.1. khả năng sinh tồn khi nhận sự bảo vệ và nuôi nấng (Lorenz,1937)

7.2.2. **Gắn bó do học được:**

7.2.2.1. điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa thao tác, nhu cầu thức ăn là kích thích sơ cấp và sữa mẹ là tác nhân củng cố sơ cấp. Khi đứa trẻ nhận ra mối liên hệ giữa thức ăn với người mẹ, người mẹ thành tác nhân củng cố thứ cấp.

7.2.3. Lý thuyết gắn bó của John Bowlby (1988)

7.2.3.1. Sự gắn bó vừa là bản năng tự nhiên, vừa là phản xạ học được.

7.2.3.2. Trẻ sẽ không phát triển đầy đủ khả năng giao tiếp và ngôn ngữ nếu sự gắn bó không được hình thành hoặc bị đứt quãng.

7.2.3.3. Gắn bó bền vững --> phát triển mô hình hoạt động nội tại (IWM – Internal Working Model), giản đồ giao tiếp xã hội gồm đứa trẻ - người khác – mối quan hệ giữa họ.

7.2.4. 4 kiểu gắn bó của Ainsworth & Bell

7.2.4.1. 1. Gắn bó an toàn 2. Gắn bó né tránh 3. Gắn bó lo âu 4. Gắn bó né tránh - lo âu

7.2.5. R.Schaffer & P.Emerson (1964)

7.2.5.1. 1. Giai đoạn tiền xã hội (0-6 tuần tuổi) 2. Giai đoạn gắn bó chưa phân biệt (6 tuần-6,7 tháng tuổi) 3. Giai đoạn gắn bó với người duy nhất (7-9 tháng tuổi) 4. Giai đoạn gắn bó với nhiều người (sau 10 tháng tuổi)

7.3. **Phản ứng đặc biệt:**

7.3.1. Nở nụ cười khi thấy khuôn mặt mẹ là chỉ số chứng tỏ **tương tác xã hội** của sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh đã bắt đầu **hình thành.** Dần dần, trẻ có khả năng **nhận ra và phản ứng** với giọng nói của mẹ, mùi của mẹ, vị sữa mẹ. Bắt đầu **hình thành tình cảm quyến luyến với mẹ.**

7.4. **Phức cảm HỚN HỞ**

7.4.1. **2m:** có khả năng **phối hợp các động tác** đập chân tay, đồng thời phát ra những âm thanh thú vị, mỉm cười, phì nước bọt khi nhìn thấy mẹ.** Tổ hợp** những **phản ứng tích cực, sinh động** đó của trẻ gọi là “phức cảm hớn hở” Phức cảm hớn hở được coi là mốc đánh dấu **sự xuất hiện nhu cầu xã hội đầu tiên** của trẻ - **nhu cầu giao tiếp**

7.5. **Sự GIAO LƯU cảm xúc và gắn bó**

7.5.1. có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển sự gắn bó giữa mẹ và trẻ.

7.5.2. hoạt động chủ đạo của trẻ em trong năm đầu tiên là hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp giữa trẻ và mẹ (Leonchiev A. N., 1978 Enconhin D. B., 2000).

7.5.3. Trong vòng 1 năm đầu trẻ đã học được các cách thức giao tiếp cơ bản với người lớn. Nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi này khẳng định: trình độ ngôn ngữ của trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động giao tiếp của người lớn với trẻ.

7.5.4. Càng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ nhiều bao nhiêu, ngôn ngữ của trẻ càng phát triển phong phú đa dạng bấy nhiêu và ngược lại.

8. KHỦNG HOẢNG 1 TUỔI

8.1. gắn với việc đòi tự lập và những phản ứng xúc cảm mạnh mẽ của trẻ em

8.2. Nhiều mong muốn của trẻ không Thể thực hiện được vì không đảm bảo an toàn.

8.2.1. trẻ đã biết đi hoặc bò khắp nhà, nên có thể với tới rất nhiều đồ vật.

8.3. Cha mẹ thường xuyên nói với trẻ: “không được”, nhiều khi trẻ phản ứng kịch liệt với sự ngăn cấm của cha mẹ (một số kêu khóc, lăn lộn trên sàn nhà, đập chân tay, giãy giụa, ăn vạ).