Tìm hiểu chương trình môn Tiếng Việt

Comienza Ya. Es Gratis
ó regístrate con tu dirección de correo electrónico
Tìm hiểu chương trình môn Tiếng Việt por Mind Map: Tìm hiểu chương trình môn Tiếng Việt

1. Quan điểm

1.1. Xây dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn

1.1.1. Cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn;

1.1.2. Thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học;

1.1.3. Thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam

1.2. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp ( đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học

1.2.1. Theo định hướng năng lực và đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục

1.2.2. Không chia thành các “phân môn

1.2.3. Tổ chức theo các hoạt động đọc, viết, nói và nghe và luyện tập về từ và câu

1.3. Hướng mở

1.3.1. Thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp;

1.3.2. Quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số văn bản có vị trí

1.4. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình hiện hành môn Ngữ văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành.

2. Ví dụ minh họa

3. Đặc điểm

3.1. Môn học này, có tên là Tiếng Việt

3.2. Môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ- nhân văn.

3.2.1. Giúp HS có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập các môn học và HĐGD.

3.2.2. Là công cụ quan trọng để GD HS những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc.

3.2.3. Phát triển ở HS những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

3.3. Có các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

3.3.1. Giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời.

3.4. Mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học,.. liên quan tới nhiều môn học và HĐGD khác như LS, Địa lí,....

3.4.1. Môn học liên quan mật thiết với cuộc sống giúp HS biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ vã kĩ năng GQVĐ

3.5. Bao gồm các mạch KT và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về TV và văn học, đáp ứng các yếu cầu cần đạt về PC và NL của HS

3.6. Được phân theo 2 giai đoạn: GD cơ bản và GD định hướng nghề nghiệp

3.6.1. GD cơ bản: được thiết kế theo các mạch chính: Đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng của HS.

3.6.1.1. Giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác

3.6.1.2. Hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

3.6.2. GD định hướng nghề nghiệp: Củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn GD cơ bản, giúp HS nâng cao NL ngôn ngữ và văn học.

3.6.2.1. Giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học.

3.6.2.2. Tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.

3.6.2.3. Tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

4. Vị trí, vai trò

4.1. TV là môn học công cụ, giữ vị trí là môn học trung tâm ở Tiểu học.

4.1.1. ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin)

4.1.2. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác)

4.1.3. Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quang nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A. Usinxki)

4.2. Tiếng Việt vừa là đối tượng NC vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác (Toán, TNXH, LS ĐL, Đạo đức,....)

4.2.1. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động học tập của HS.

4.2.2. Trẻ em muốn nắm kĩ năng học tập, trước hết cần NC tiếng mẹ đẻ của mình. Thiếu ngôn ngữ, con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội, sản xuất hiện đại, vào sự phát triển văn hoá, nghệ thuật.

4.3. Hầu hết các nước trên thế giới đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và dành cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng. (Pháp: 45/ 135 tiết (33%); Đức: 33,5 tiết / 72 tiết trong 3 lớp (46%); VN: 46/ 118 tiết (39%))