1. các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
1.1. văn hóa
1.1.1. khi sinh ra được sỡ hữu các cấu trúc sinh học, bộ não của con người
1.1.2. trong nền văn hóa chứa đựng những khối lượng kiến thức nhất định
1.1.3. văn hóa gia đình và văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
1.1.3.1. Văn hóa gia đình sẽ là nơi mà trẻ tiếp xúc đầu tiên và là nơi quyết định sự phát triển đầu đời của trẻ.
1.1.3.2. Văn hóa xã hội có đôi khi sẽ lấn át văn hóa gia đình
1.2. hoạt động
1.2.1. Trong quá trình sống của trẻ mọi hoạt động sẽ quyết định sự phát triển sự phát triển tâm lý của trẻ
1.2.2. hoạt động chủ đạo trong từng giai đoạn sẽ khác nhau, hoạt động chủ đạo là hoạt động mà nó sẽ quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ và có khả năng chi phối các hoạt động khác tại cùng diễn ra ở 1 thời điểm
1.3. sinh học ( di truyền)
1.3.1. yếu tố sinh học là 1 điều kiện cần cho sự phát triển tâm lý
1.4. giáo dục
1.4.1. trong văn hóa xã hội loài người muốn lĩnh hội được những kiến thức đó không thể bỏ qua được yếu tố giáo dục
1.4.2. Khi giáo dục ta cần phải chú ý đến sự phát triển gần nhất (ZPD), và cần phải chú ý đến những cá tính khác biết của từng cá nhân.
2. Những kiểu gắn bó thời thơ ấu
2.1. Gắn bó an toàn
2.1.1. Người mẹ đáp ứng những nhu cầu một cách nhất quán và nhạy cảm
2.1.2. những nhu cầu đó được đáp ứng 1 cách hợp lý và trước sau như 1
2.1.3. sau này trẻ sẽ tin tưởng và bản thân mình và đó là môi trường tốt để trẻ phát triển
2.2. Gắn bó không an toàn lo lắng
2.2.1. Người mẹ đáp ứng nhu cầu cho trẻ không nhất quán
2.2.2. Những nhu cầu của trẻ được người mẹ đáp ứng không đầy đủ và nhạy bén khi trẻ có nhu cầu.
2.2.3. trẻ mất tự tin vào bản thân có những hành vi khóc, lo sợ khi mẹ rời xa
2.3. Gắn bó không an toàn tránh né
2.3.1. Người mẹ không đáp ứng nhu cầu hoặc những nhu cầu gắn bó của trẻ bị khước từ, cự tuyệt
2.3.2. trẻ sẽ có những hành vi che dấu cảm xúc, và sau này khi lớn trẻ sẽ có suy nghĩ bộc lộ cảm xúc là yếu đuối
2.4. Gắn bó không an toàn hỗn loạn
2.4.1. Trẻ bị gặp những sang chấn ở thời thơ ấu, có lúc trẻ sẽ khóc khi rời xa cha mẹ nhưng cũng có lúc trẻ sẽ lạnh nhạt rời đi mà không có cảm xúc.
3. Những kiếu gắn bó khi trưởng thành
3.1. Gắn bó an toàn
3.1.1. Nhìn tích cực về cả hai, cả 2 đều lệ thuộc vào nhau, và dành cho nhau những cảm xúc tích cực thật sự. và không sợ bị bỏ rơi.
3.2. Gắn bó không an toàn lo lắng
3.2.1. nhìn tích cực về bạn đời và tiêu cực về mình. Sau khi kết thúc 1 mqh thì ngay lập tức sẽ có người mới thay thế và có cảm giác không an toàn khi không ở trong 1 mqh
3.3. Gắn bó không an toàn tránh né
3.3.1. nhìn tích cực về mình và tiêu cực về bạn đời. cảm giác đủ và không cần những quan hệ thân mật.
3.4. Gắn bó không an toàn hỗn loạn
3.4.1. thay đổi cái nhìn về cả 2 một cách bất thường, không cố định và không thoải mái với những mối quan hệ thân mật nhưng lại dễ lệ thuộc vào bạn đời
4. Những quy luật phát triển tâm lý
4.1. Tính không đồng đều của sự phát triển
4.1.1. Xét trong tiến trình phát triển của trẻ
4.1.2. so sánh sự phát triển của trẻ với những đứa trẻ đồng trang lứa
4.2. Sự phát triển theo trình tự
4.2.1. thai nhi - tuổi thơ - trưởng thành - già - Die
4.2.2. phát triển theo trình tự hằng định
4.3. Mang tính mềm dẻo và khả năng bù trừ
4.3.1. Những hành vi đã hình thành đều có thể thay đổi được
4.3.2. nếu 1 chức năng tâm lý hay 1 bộ phần nào đó phát triển kém hơn bình thường thì chức năng tâm lý khác hay bộ phận khác sẽ phát triển vượt trội hơn
5. Đặc điểm tâm lý trẻ sơ sinh và hài nhi
5.1. Trẻ sơ sinh và hài nhi:
5.1.1. Trẻ sơ sinh:
5.1.1.1. Phản xạ không điều kiện
5.1.1.1.1. Hoạt động để trẻ thích ứng với môi trường => sau đó hình thành phản xạ có định hướng
5.1.1.1.2. hành vi bản năng đảm bảo sự sống còn của trẻ
5.1.1.1.3. Hoạt động chủ đạo của trẻ là giao lưu xúc cảm trực tiếp
5.1.1.2. Tình trạng bất phân cảm giác
5.1.1.2.1. trẻ chưa tiếp nhận các kích thích 1 cách rõ ràng
5.1.1.3. Nhu cầu gắn bó
5.1.1.3.1. Nhu cầu gắn bó của trẻ được thể hiện qua việc trẻ khóc và cần được vỗ về
5.1.1.3.2. nhu cầu gắn bó và thỏa mãn nhu cầu này là hoạt động chủ đạo của giai đoạn này, và hiện này có phương pháp "da kề da" khi trẻ mới sinh ra
5.1.2. Trẻ hài nhi:
5.1.2.1. Hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp:
5.1.2.1.1. Đây là nhu cầu bức thiết của trẻ và đó cũng là yêu cầu của thế giới khách quan, của cuộc sống. và trẻ cần được thỏa mãn thường xuyên để khơi gợi những xúc cảm ban đầu của trẻ
5.1.2.1.2. Thông qua hoạt động chủ đạo trẻ sẽ phát triển được khả năng: ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, nhận thức, kĩ năng xã hội...
5.1.2.2. Mốc phát triển chính của giai đoạn
5.1.2.2.1. Vận động thô
5.1.2.2.2. Vận động tinh
5.1.2.2.3. Ngôn ngữ hiểu
5.1.2.2.4. Ngôn ngữ diễn đạt
5.1.2.2.5. Nhận thức
5.1.2.2.6. Kỹ năng xã hội
5.1.2.2.7. Hành vi
5.2. Trẻ ấu nhi:
5.2.1. Hoạt động chủ đạo là hoạt động chơi với đồ vật
5.2.1.1. trẻ chuyển từ chơi khám phá sang chơi chức năng. đây là 1 bước tiến cho sự phát triển về tâm lý của trẻ
5.2.1.2. trẻ chơi các đồ chơi được mô tả từ thế giới thật sẽ lĩnh hội được cách vận hành của cuộc sống thông qua các mô hình và dưới sự hướng dẫn của người lớn
5.2.2. Sự phát triển tâm lý trẻ ấu nhi
5.2.2.1. Ngôn ngữ
5.2.2.1.1. trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn thông qua ngôn ngữ và từ những biểu tượng trẻ tích lũy được trong các trò chơi có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
5.2.2.2. Trí tuệ
5.2.2.2.1. tri giác
5.2.2.2.2. Tư duy
5.2.3. Sự xuất hiện của tự ý thức
5.2.3.1. bắt đầu ý thức được mình và nhận ra cái tôi của mình ( trẻ biết tên của mình...)
5.2.3.2. muốn tương tác với thể giới và nhìn xem những biển đổi của thế giới do tác động của mình
5.2.3.3. mong muốn được khen và trở thành nhu cầu để trẻ cố gắng được khen.
5.2.3.4. nhận xét bản thân mình thông qua những đánh giá của người lớn, tự liên hệ bản thân với các nhân vật mà trẻ biết
5.2.4. nhờ những biến đổi trên mà tâm lý của trẻ lên 3 có những nét chuyển biến rõ rệt và sự xuất hiện của tự ý thức đã góp phần làm xuất hiện "nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3"
5.2.4.1. tùy vào khí chất của từng trẻ và cách ứng xử của gia đình mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng đa phần sẽ là những thái độ bướng bỉnh, lì lợm, hỗn láo,...
6. Đặc điểm tâm lý của trẻ tuổi mẫu giáo
6.1. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo.
6.1.1. trẻ không còn chơi khám phá với các đồ vật mà đa phần trẻ sẽ tập trung và chơi chức năng hoặc chơi tưởng tượng, chơi các trò chơi có quy luật đơn giản.
6.1.2. chơi đóng vai là 1 trong số những trò chơi làm cho trẻ lĩnh hội những kiến thức nhiều nhất và cũng chính là hoạt động chính của trẻ trong giai đoạn này. trẻ sẽ quan sát và học tập được những kiến thức khác nhau từ các cộng sự trong quá trình chơi và liên kết các kiến thức đó vào trò chơi cũng như vào cuộc sống.
6.1.3. vui chơi là hoạt động không mang tính chất bắt buộc và trẻ tham gia trò chơi là do sức hấp dẫn của trò chơi
6.1.4. đối với trẻ, trò chơi là 1 dạng hoạt động mang tính tự lập. trong khi chơi trẻ mẫu giáo thể hiện rõ ý thức làm chủ, trẻ hành động hết mình, tích cực và độc lập.
6.1.5. Chơi tạo cho trẻ nhiều cơ hội để phát triển tâm lý, cụ thể là ngôn ngữ, tư duy, nhận thức, cảm xúc, và kĩ năng xã hội
6.2. Sự phát triển tâm lý của trẻ
6.2.1. Tư duy
6.2.1.1. đầu tuổi mẫu giáo tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh
6.2.1.2. bắt đầu xuất hiện loại tư duy mới: tư duy trực quan sơ đồ.
6.2.2. Ngôn ngữ
6.2.2.1. trẻ biết sử dụng câu từ có cấu trúc ngữ pháp hơn
6.2.2.2. vốn từ của trẻ đa dạng và trẻ có thể giải thích được 1 số lý do, hiện tượng, ngôn từ mạch lạc và đây là bước đầu quyết định sự thành công của trẻ ở lớp 1
7. Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi tiểu học
7.1. sự phát triển nhận thức
7.1.1. chú ý
7.1.1.1. vào lớp 2-3 trẻ biết chú ý vào tài liệu học tập cảu giáo viên, hoàn thành bài tập của giáo viên ở lớp, ở nhà
7.1.1.2. lớp 4-5 không những chú ý chủ định của trẻ tăng lên trong việc hoàn thành những bài tập được giao ở lớp mà những phẩm chất khác của chú ý cũng phát triển...
7.1.2. Trí nhớ
7.1.2.1. đầu tuổi tiểu học trí nhớ không chủ định phát triển, trẻ dễ dàng ghi nhớ hình ảnh màu sắc nhưng hay quên lời dặn của cô
7.1.2.2. từ lớp 3 trở đi trí nhớ có chủ định rõ nét, trẻ ghi nhớ được bài học và việc dạy học dần có kết quả
7.1.3. Tưởng tượng
7.1.3.1. đầu tuổi mẫu giáo tưởng tượng tái tạo còn hạn chế, nhớ đầu và cuối nhưng quên khúc giữa
7.1.3.2. cuối tuổi mẫu giáo thì tưởng tượng tái tạo của trẻ phát triển tốt và trẻ đã có thể khái quát được vấn đề
7.1.4. Tư duy
7.1.4.1. ở đầu tuổi tiểu học thì tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan sơ đồ chiếm ưu thế
7.1.4.2. khả năng khái quát vấn đề còn hạn chế
7.1.4.3. cuối tuổi tiểu học thì nhờ những hình ảnh, biểu tượng mà trẻ tích lũy được thì trẻ đã phát triển tư duy ngôn ngữ, từ đó trẻ dễ dàng khái quát được vấn đề
7.2. Sự phát triển xúc cảm, ý chí
7.2.1. đời sống tình cảm của trẻ khá phong phú và mang xu hướng tích cực, biết điều khiển cảm xúc và đôi khi dấu đi những cảm xúc của mình
7.2.2. tâm trạng sảng khoái, vui tươi bền vững, lâu dài là những biểu hiện của trẻ ở giai đoạn này.
7.2.3. xuất hiện của lòng tự trọng. và ngoại hình của trẻ có thể bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, trẻ so sánh ngoại hình của mình với đa số các bạn trong lớp.
7.3. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn này là học tập
7.3.1. trẻ có sự chuyển mình từ hoạt động chính là vui chơi sang học tập.
7.3.2. trẻ học thông qua các trò chơi, thông qua đó mà tư duy hay các nét tâm lý khác của trẻ cũng được phát triển
7.3.3. nhờ học tập mà trẻ thấy vui
8. Sự phát triển tâm lý của trẻ ở tuổi THCS
8.1. Các yếu tố ảnh hưởng
8.1.1. hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn
8.1.1.1. trẻ bận tâm vào học tập
8.1.1.2. cha mẹ không cho trẻ hoạt động
8.1.1.3. trẻ thiếu kinh nghiệm sống
8.1.2. thúc đẩy tính người lớn
8.1.2.1. nguồn thông tin phong phú
8.1.2.2. sự phát triển thể chất, sự phát dục
8.1.2.3. nhận thức về bản thân
8.1.3. phương hướng phát triển
8.1.3.1. Tri thức sách vở nhiều/mặt đời sống thì trẻ em
8.1.3.2. có em quan tâm học tập/ em quan tâm đời sống
8.1.3.3. nhiều em âm thầm rèn luyện có đức tính người lớn...
8.2. Điều kiện phát triển
8.2.1. sự biến đổi về sinh lý
8.2.1.1. cơ thể thay đổi
8.2.1.2. nội tiết tố hoạt động mạnh-> dễ quạo-> hành vi dễ kích động
8.2.1.3. hệ thần kinh kém chịu đựng các kích thích mạnh
8.2.1.4. xuất hiện thời kì phát dục
8.2.2. sự thay đổi điều kiện sống
8.2.2.1. đời sống gia đình
8.2.2.1.1. được coi là 1 thành viên tích cực
8.2.2.1.2. tham gia vào công việc gia đình
8.2.2.2. đời sống trường học
8.2.2.2.1. thay đổi nội dung học
8.2.2.2.2. thay đổi phương pháp học
8.2.2.3. đời sống trong xã hội
8.2.2.3.1. muốn được công nhận mình đã lớn
8.2.2.3.2. tích cực tham gia công việc xã hội
8.2.2.3.3. thích hoạt động mang tính tập thể
8.2.3. Từng những sự biến đổi về thể chất và tâm lý của giai đoạn này đã tạo ra biến đổi lớn về đời sống => khủng hoảng tuổi dậy thì
8.3. Hoạt động giao tiếp
8.3.1. sự hình thành kiểu quan hệ mới
8.3.1.1. có nhu cầu mởi rộng quan hệ với người lớn và mong muốn bình đẳng
8.3.1.2. cải tổ lại mqh với người lớn => hạn chế quyền của người lớn=> muốn người lớn tin và tôn trọng các em
8.3.1.3. => mâu thuẫn, chống đối, xung đột... kéo dài đến hết thời kì
8.3.2. Hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp
8.3.2.1. các em thích giao lưu và kết bạn
8.3.2.2. muốn bạn bè thừa nhận, tôn trọng và nhóm bạn là nhu cầu cấp thiết khi người lớn không công nhận
8.3.2.3. MQH với người lớn không hòa thuận, càng tăng cường mqh bạn bè, chơi nhiều nhóm bạn
8.3.2.4. MQH với bạn bè không tốt sẽ là bi kịch
8.3.2.5. Thông qua bạn bè mà có thể hình thành nên các sở thích giống bạn, bắt chước bạn. hình thành bộ luật tình bạn ( luật ngầm). Chia sẻ những bí mật mà không thể kể cho người thân trong gia đình
9. Sự phát triển tâm lý trẻ ở tuổi THPT
9.1. Các yếu tố tác động
9.1.1. sự phát triển thể chất
9.1.1.1. đây là tuổi đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể
9.1.2. điều kiện sống và vị trí của trẻ
9.1.2.1. vị trí trong gia đình
9.1.2.1.1. cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về 1 số vấn đề quan trọng
9.1.2.1.2. quan tâm đến nếp sống và điều kiện kinh tế của gia đình
9.1.2.2. vị trí trong nhà trường
9.1.2.2.1. hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động học tập
9.1.2.2.2. nhà trường cung cấp kiến thức nền và giúp các em hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em
9.1.2.3. vị trí trong xã hội
9.1.2.3.1. đã có quyền công dân, tham gia mọi hoạt động bình đẳng như người lớn
9.1.2.3.2. có suy nghĩ về chọn nghề
9.1.2.3.3. mở rộng quan hệ xã hội và hòa nhập vào cuộc sống
9.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
9.2.1. Hoạt động học tập
9.2.1.1. học tập gắn liền với hứng thú nghề nghiệp
9.2.1.2. thay đổi thái độ học tập và ý thức được bản thân đang đứng trước ngưỡng cửa của tự lập
9.2.2. Sự phát triển trí tuệ
9.2.2.1. cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn
9.2.2.2. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ.
9.2.2.3. biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng có ý nghĩa trọng tâm, lập dàn ý, lập bảng đối chiếu, so sánh
9.2.2.4. năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý đó là tính hoài nghi khoa học
9.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu
9.3.1. Sự hình thành thế giới quan
9.3.1.1. tuy xã hội đã phát triển và chế độ phong kiến đã bị mất đi nhưng nó vẫn còn đâu đó tư tưởng phong kiến đã ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan của các em
9.3.2. Xu hướng nghề nghiệp
9.3.2.1. các em bắt đầu có nhu cầu lựa chọn xu hướng vị trí mà mình mong muốn đạt tới trong tương lai
9.3.3. hoạt động giao tiếp
9.3.3.1. tình bạn đối với các em ở giai đoạn này vô cùng quan trọng, bởi vì trẻ chịu nhiều áp lực mà các bạn đồng trang lứa mới có thể hiểu và chia sẻ cho nhau
9.3.3.2. nhưng tình bạn còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lý tưởng hóa tình bạn
9.3.3.3. xuất hiện 1 loại tình cảm đặc biệt là tình yêu nam nữ. và trong giai đoạn này tình yêu được gọi là "tình yêu bạn bè".